Chuyển đổi số không đơn giản là Online. Cách thiết kế Logo đáp ứng cho quá trình chuyển đổi số cũng không đơn giản như trước. Vậy cụ thể là như thế nào? Hãy cùng NATECH tìm hiểu về câu chuyện Thiết kế logo đáp ứng quá trình chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp của bạn chuyển đổi thuận lợi hơn qua bài viết dưới đây.
Chuyển đổi số là gì?
Theo Gartner, Chuyển đổi số (Digital Transformation) có thể đề cập đến bất cứ điều gì từ hiện đại hóa CNTT (ví dụ, điện toán đám mây), tối ưu hóa kỹ thuật số, đến việc phát minh ra các mô hình kinh doanh kỹ thuật số mới. Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức khu vực công để chỉ các sáng kiến khiêm tốn như đưa các dịch vụ lên mạng hoặc hiện đại hóa kế thừa.
Do đó, thuật ngữ này đang được hiểu giống như “Số hóa” hơn là “Chuyển đổi số”. Tuy nhiên, “Số hóa” thực sự chỉ là một phần và có thể không phải trọng tâm. Trong khi “Chuyển đổi số” lại hàm ý sâu hơn về vấn đề chuyển trọng tâm kinh doanh sang môi trường số.
Nói một cách dễ hiểu hơn, Chuyển đổi số là việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp, thay đổi cơ bản cách bạn vận hành và cung cấp giá trị cho khách hàng. Đó cũng là một sự thay đổi văn hóa đòi hỏi các tổ chức phải liên tục thách thức hiện trạng, thử nghiệm và thoải mái với thất bại.
Tại sao phải Chuyển đổi số?
Trong bối cảnh của đại dịch (hiện tại) hoặc các biến động lớn (có thể xảy ra) trong tương tai, khả năng của một tổ chức để thích ứng nhanh chóng với sự gián đoạn, áp lực thị trường thực và sự thay đổi nhanh chóng khách hàng đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số vì một số lý do. Nhưng cho đến nay, lý do rất có thể là họ phải: Tồn tại.
Và vì thế, các ưu tiên chi tiêu đã phản ánh thực tế này. Theo dữ liệu thu thập được của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) vào tháng 5 năm 2020, chi tiêu cho quá trình chuyển đổi số (DX) của các công ty “tiếp tục tăng chi bất chấp thách thức do COVID-19 gây ra”.
IDC dự báo rằng chi tiêu toàn cầu cho các công nghệ và dịch vụ Chuyển đổi số sẽ tiếp tục tăng mạnh trên 10% mỗi năm. Và như bạn thấy, tại Việt Nam, quốc gia được đánh giá là kiểm soát dịch bệnh tốt hàng đầu thế giới đang chứng kiến sự thay đổi như thế nào. Mặc dù chúng ta kiểm soát dịch bệnh rất tốt, nhưng nhiều doanh nghiệp không có sở và nền tảng để duy trì trong đại dịch.
Cụ thể, theo Báo cáo của Tổng Cục Thống Kê, hơn 46.592 doanh nghiệp đã ngừng kinh doanh có thời hạn trong năm 2020. Cùng với hơn 23.837 doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong quí I/2021.
Và với sự tác động mạnh mẽ của đại dịch từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 2021, con số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thể đã chuyển sang phá sản và nhiều doanh nghiệp khác cũng đã nối đuôi nhau ra đi. Có thể bạn lạc quan về việc kiểm soát tình hình dịch bệnh (tôi cũng vậy) nhưng chắc chắn rằng bạn không muốn lại chật vật vì một biến động khác như (COVID-22, COVID-25….)
Chính vì thế, Chuyển đổi số, chuyển dần trọng tâm kinh doanh sang môi trường số, hạn chế ảnh hưởng “phần nào” của môi trường thực là giải pháp phải làm.
Chuyển đổi số liên quan gì đến Thiết kế logo?
Rất đơn giản, với hàng loạt “Công cụ số” trên các nền tảng Kỹ thuật số khác nhau, việc sử dụng một Logo từ trọng tâm kinh doanh Truyền thống sang Kinh doanh Số có thể sẽ không phù hợp. Hoặc nếu bạn vẫn sử dụng những khái niệm, nguyên tắc Thiết kế Logo của môi trường kinh doanh hiện tại để Thiết kế Logo cho môi trường kinh doanh số là không hợp lý.
Chuyển đổi số có các yêu cầu khác, định dạng khác, màu sắc khác …. do đó các thiết kế logo đáp ứng chuyển đổi số cũng sẽ khác.
Cách thiết kế Logo đáp ứng chuyển đổi số là gì?
Logo là gì?
Logo là một biểu tượng hoặc một bản thiết kế được sử dụng để xác định một công ty hoặc tổ chức, cũng như các sản phẩm, dịch vụ, ….Theo định nghĩa đơn giản nhất của nó, logo là một định danh. Đó là cách công ty của bạn được công nhận và ghi nhớ tâm trí người tiêu dùng. Nó cũng có ý nghĩa như là một bộ mặt doanh nghiệp của bạn.
Và Logo đáp ứng chuyển đổi số là logo truyền tải đầy đủ ý nghĩa của nó cho dù ở trên nền tảng số nào, các loại kích thước, định dạng khác nhau. Logo công ty của bạn cũng có thể là một cách để bạn tuyên bố công ty bạn mang lại giá trị gì.
Lấy ví dụ về Logo của Amazon.

Mũi tên cười nói rằng Amazon bán mọi thứ từ “A-Z” và khách hàng sẽ luôn vui vẻ, hài lòng khi mua sắm trên nền tảng của họ. Một lưu ý là mặc dù một logo có thể truyền tải một ý nghĩa sâu sắc hơn, nó không nhất thiết phải như vậy. Trên thực tế, hầu hết các công ty vướng mắc rất lâu ở phần quyết định thiết kế Logo như thế nào vì yêu cầu quá nhiều về Logo.
Và kết quả cuối cùng có lẽ là tốn nhiều thời gian, chi phí. Vì vậy, hãy nhớ là:
“Logo có thể đóng một vai trò rất quan trọng, nhưng nó không phải là tất cả“
Logo không phải là:
- Thương hiệu của bạn: Đây là cách hiểu phổ biến, nhưng Logo không phải là thương hiệu của bạn. Và thương hiệu của bạn không phải là Logo của bạn. Thương hiệu của bạn là vô hình. Đó là danh tiếng của bạn — mọi người nghĩ gì khi họ nghe đến tên bạn, những gì họ nói với người khác về bạn và bạn khiến họ cảm thấy thế nào. Thương hiệu của bạn được xây dựng từ hàng nghìn điểm tiếp xúc với khách hàng — không phải từ mỗi logo.
- Bản sắc thương hiệu: Khi các công ty hoặc tổ chức mới yêu cầu một Logo, một nhà thiết kế giỏi sẽ nói, “Bạn không chỉ cần một Logo, bạn cần một bản sắc thương hiệu.” Logo là một phần của bức tranh, nhưng chúng không phải là toàn bộ. Chúng chỉ là một hình ảnh trong một Bộ nhận diện thương hiệu lớn hơn bao gồm màu sắc, kiểu chữ, nhiếp ảnh, hình ảnh, bố cục, v.v.
- Chỉ số quyết định thành công: Logo của bạn không tạo nên hoặc phá vỡ doanh nghiệp của bạn. Logo tốt nhất trên thế giới cũng không thể cứu được một doanh nghiệp khỏi thất bại, cũng như Logo tồi tệ nhất không thể hủy hoại doanh nghiệp tốt.
5 Giai đoạn thiết kế Logo
Đầu tiên, đây là 2 điều cần ghi nhớ khi bắt đầu thiết kế một Logo:
- Thiết kế tốt cần có chiến lược tốt: Đúng vậy, bạn cần tạo ra một Logo thật đẹp. Nhưng không đáp ứng chiến lược thì cũng không giá trị. Vì thế, hãy suy nghĩ về chiến lược, mục tiêu hơn là bắt tay vào vẽ ngay lập tức.
- Không chỉ là thiết kế một logo: Hãy nhớ rằng logo chỉ là một phần của Bộ nhận diện thương hiệu và các phần riêng lẻ của nó cần phải kết hợp với nhau một cách hài hòa.
Để làm đúng, bạn nên đi thực hiện theo quy trình, giai đoạn thiết kế chặt chẽ. Mặc dù quy trình của mỗi Agency, mỗi nhà thiết kế có thể khác nhau, nhưng quy trình mà NATECH chia sẻ cho bạn giai đoạn chung, tổng quát nhất:
- Giai đoạn #1: Tìm hiểu
- Giai đoạn #2: Khám phá
- Giai đoạn #3: Thiết kế Logo
- Giai đoạn #4: Lựa chọn & Tối ưu
- Giai đoạn #5: Định nghĩa
Mỗi giai đoạn đều có mục tiêu riêng, quy trình riêng để có thể thực hiện được (Khả thi). NATECH sẽ trình bày lý do tại sao mỗi giai đoạn lại quan trọng, chuỗi hành động hoặc các bước bạn cần thực hiện mà bạn sẽ cần cho giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn #1: Tìm hiểu
Giai đoạn tìm hiểu này còn được gọi là giai đoạn “Đặt câu hỏi”.
Các nhà thiết kế sử dụng thời gian này để đưa ra nhiều bối cảnh và thông tin cơ bản nhất có thể để hiểu đầy đủ về công ty hoặc tổ chức của khách hàng, các giá trị, hoạt động kinh doanh, các thuộc tính thương hiệu của họ, v.v.
Đây cũng là lúc đặt ra các câu hỏi thiết kế sơ bộ về hình ảnh mong muốn, Tất cả các trường hợp sử dụng có thể có và bất kỳ yêu cầu nào cần phải có hoặc yêu cầu đặc biệt. Đối với chính bạn, đây sẽ là một giai đoạn khám phá bản thân nhiều hơn. Mục tiêu của bạn là hiểu rõ công ty / tổ chức của bạn là ai, tin tưởng vào điều gì, bạn muốn hoàn thành điều gì và bạn muốn đạt được điều đó như thế nào.
“Hãy nhớ rằng bạn không chỉ thiết kế một Logo mà Bạn đang dần dần định hình bản sắc thương hiệu của mình“
Mặc dù có thể nghĩ rằng bạn biết những điều này, nhưng tôi khuyến khích bạn nên ngồi thật ngay ngắn, suy nghĩ nhiêm túc và viết chúng ra giấy. NATECH chắc chắn là còn nhiều thứ chính bạn cũng chưa rõ ràng đâu.
Hãy đặt những câu hỏi kiểu như:
- Tại sao bạn cần thiết kế một logo mới?
- Chất xúc tác cho thiết kế này là gì?
- Ý nghĩa / câu chuyện đằng sau tên công ty của bạn là gì?
- Đối tượng mục tiêu của bạn là ai?
- Đối thủ cạnh tranh chính của bạn là ai?
- Mục tiêu của bạn cho logo mới này là gì?
- Thiế kế hiệu quả sẽ được đo lường như thế nào?
- 3 “Hình mẫu” thương hiệu hàng đầu bạn nghĩ đến là ai?
- Bạn ngưỡng mộ ai về mặt hình ảnh và cảm giác?
- Khi mọi người thấy logo công ty của bạn, bạn muốn họ cảm thấy điều gì?
- Bạn muốn thương hiệu của mình thể hiện những giá trị nào?
- Đặc điểm độc đáo trong tính cách thương hiệu của bạn là gì?
- Bạn sẽ sử dụng logo ở đâu?
- Trên nền tảng, sản phẩm định dạng gì?
- Vấn đề đang nằm ở đâu?
- Có yêu cầu đặt biệt nào cần thể hiện trong thiết kế?
- Nếu bạn đang làm mới logo, có cần kế thừa điều gì không?
Sau khi trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ tóm tắt được tổng quan chung về công ty cũng như mong muốn trong Logo mới của bạn. Bạn có thể thêm vào những thứ:
- Mục tiêu của bạn cho quá trình thiết kế
- Màu sắc của thương hiệu
- Những cân nhắc trực quan và tầm nhìn ban đầu cho hệ thống thiết kế và logo
Bạn sẽ không chỉ sử dụng các thông tin này để hướng dẫn giai đoạn tiếp theo của mình mà còn sử dụng nó để đánh giá thành công của mình trong suốt quá trình thiết kế logo. Vào cuối mỗi giai đoạn, hãy đánh giá sản phẩm của bạn bằng cách đối chiếu với tầm nhìn của bạn.
Và đặc biệt, khi ý kiến và sở thích cá nhân nảy sinh (chắc chắn), hãy giở lại bản thông tin, ghi chú bạn đã hoàn thành lúc đầu.
Giai đoạn #2: Khám phá
Mọi người thường gọi đây là giai đoạn nghiên cứu của bạn, nhưng tôi dùng từ “Khám phá” bởi nghe có vẻ thú vị hơn.
Giai đoạn khám phá có thể là giai đoạn thú vị nhất và hữu ích nhất. Về cơ bản, bạn sẽ hướng sự tập trung của mình ra bên ngoài để gặp gỡ và khám phá thiết kế trên thế giới. Mục tiêu của bạn ở đây là: Được học và được truyền cảm hứng.
Bắt đầu đơn giản bằng cách tìm hiểu về các nguyên tắc thiết kế cơ bản như kiểu dáng, màu sắc và kiểu chữ, sắp xếp nội dung. Các nhà thiết kế của NATECH luôn tuân theo một số nguyên tắc nhất định của lý thuyết màu sắc vì nó đặc biệt hữu ích cho việc thiết kế logo.
Các màu sắc khác nhau gợi lên những cảm xúc và hành vi khác nhau, giúp bạn tạo ra phản ứng cảm xúc mong muốn từ khách hàng của mình. Đấy chính mà phép màu của thiết kế.
Ví dụ, màu xanh lam truyền cảm hứng cho sự tin tưởng, đáng tin cậy và uy quyền. Không phải ngẫu nhiên mà màu xanh lam là một lựa chọn phổ biến cho các ngân hàng, thẻ tín dụng và phần mềm. Màu xanh lá cây gợi lên cảm giác tự nhiên, tăng trưởng và khỏe mạnh. Các công ty liên quan đến nông nghiệp chắc chắn sử dụng rất nhiều màu này.
Khi bạn đã nắm được thông tin cơ bản, hãy bắt đầu thu thập thông tin. Trước tiên, hãy nhìn vào các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn, sau đó đến ngành rộng lớn hơn của bạn. Đừng chỉ nhìn vào logo. Trải nghiệm toàn bộ hệ thống hình ảnh của họ bằng cách quan sát trên nhiều kênh: Trang web, App, Facebook, Instagram, …
Ghi chú ra từng điểm một:
- Những yếu tố nào làm bạn chú ý
- Những điểm nào tốt
- Nhưng điểm nào chưa tốt
- Nghệ thuật sắp xếp của họ
- …
Tiếp theo, hãy nhìn ra bên ngoài ngành của bạn. Khám phá những gì đang thịnh hành trong cộng đồng thiết kế. Hãy tìm đến các trang web như Dribbble, Behance và Brand New để biết các tác phẩm sáng tạo gần đây của các nhà thiết kế hàng đầu thế giới. Tìm kiếm các ý tưởng trên Pinterest, Instagram, Twitter và các trang web hàng đầu thế giới về thiết kế.
Tạo một bộ sưu tập để thu thập tất cả các hình ảnh, thiết kế, sự kết hợp màu sắc, ảnh, hình minh họa và logo. Chỉ cần bạn cảm thấy bị thu hút và nghĩ rằng nó có thể có ích cho thương hiệu của bạn. Nếu bạn bị thu hút bởi một số xu hướng thiết kế, hãy tạo các bộ sưu tập riêng biệt cho từng xu hướng. Nên nhứ, đảm bảo bao gồm các mô tả ngắn về cách các lựa chọn trực quan về các ý tưởng này đáp ứng “Ghi chú” ban đầu của bạn.
Tốt nhất, bạn nên trình bày cho các thành viên khác trong nhóm hoặc trình bày cho người ra quyết định để thu hẹp lại các xu hướng.
Giai đoạn #3: Thiết kế
Đến tận đây, bây giờ mới là lúc đặt bút để tạo ra bản thiết kế logo mà bạn mong muốn.
Nếu thực hiện 2 bước trên kỹ càng thì gia đoạn này khá đơn giản. Phác thảo ý tưởng sơ bộ của bạn. Nhưng đừng làm nó phức tạp. Thiết kế là một quá trình lặp đi lặp lại. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn không thể phác thảo ra giấy, hãy hình dung trong đầu về ý tưởng của bạn. Lúc này, bộ não của bạn sẽ buộc phải suy nghĩ một cách sáng tạo.
Giai đoạn này bạn sẽ cần cân nhắc về những thứ:
- Font chữ: Sử dụng font chữ nào? Thiết kế mới hay dùng cái có sẵn?
- Kiểu logo:
- Logo sử dụng Chữ: Một số công ty không muốn sử dụng biểu tượng, thay vòa đó họ quyết định đặt tên công ty làm trung tâm. Trong trường hợp này, chỉ có thể là Logo kiểu chữ. Dù lựa chọn phông chữ của bạn là gì, nó phải dễ đọc.
- Logo sử dụng Biểu tượng: Một biểu tượng giúp hình dung về công ty của bạn. Bạn sẽ cần phải liên kết biểu tượng với tên công ty ngay từ đầu. Nhưng theo thời gian, biểu tượng chỉ có thể đóng vai trò như một cách viết tắt trực quan, mạnh mẽ cho một thương hiệu nổi tiếng.
- Logo sử dụng Chữ và Biểu tượng: Loại Logo này kết hợp cả biểu tượng và chữ, tạo ra biểu tượng khá truyền thống mà tất cả chúng ta đều quen thuộc.
- Logo trừu tượng (Abstract): Như tên gọi của chúng cho thấy, các logo trừu tượng khó nhận biết hơn và thường mang tính hình học cao hơn.
- Logo Chữ lồng nhau: Kiểu logo này còn được gọi là logo “Monogram”, bạn có thể chọn viết tắt tên của công ty bằng chữ cái đầu. Louis Voution, Volkswagen hay Chanel đã làm điều này rất tốt.
- Logo sử dụng Linh vật (Mascot): Tùy thuộc vào tính cách thương hiệu của bạn, một logo được thiết kế bằng linh vật sẽ rất thú vị. Các thương hiệu Trung Quốc rất hay sử dụng cách này.
- Logo sử dụng biểu tượng truyền thống: Về cơ bản là loại logo sử dụng biểu tượng truyền thống nhất mà bạn có thể biết. Biểu tượng phong cách truyền thống đã xuất hiện trong nhiều năm, kể từ ngày tem thư được khai sinh.
- Biểu tượng: Nếu bạn quyết định muốn có một ký hiệu trong logo của mình — dù là truyền thống hay trừu tượng — thì bạn có thể cần phải động não. Dưới đây là một số mẹo từ các nhà thiết kế của Sao Kim để tạo biểu tượng phù hợp với thương hiệu của bạn:
- Tạo kết nối: Xem xét tên công ty hoặc tổ chức của bạn và viết ra càng nhiều từ liên quan mà bạn có thể nghĩ ra.
- Hãy suy nghĩ theo nghĩa bóng: Đây là lúc các câu hỏi trong giai đoạn “Khám phá” phát huy tác dụng. Ví dụ về Amazon, nụ cười thể hiện mức độ hạnh phúc và hài lòng của những người mua sắm trên Amazon.
- Đi theo nghĩa đen: Mặc dù các nhà thiết kế của Sao Kim đã cảnh báo không nên đi theo sự lựa chọn rõ ràng nhất, nhưng bạn vẫn có thể xem xét cách diễn giải thông điệp thương hiệu của mình theo nghĩa đen.
- Tìm sự Kỳ lạ: Ở giai đoạn này, không có quy tắc nào cả. Hãy suy nghĩ sáng tạo hết mức có thể.
- Thiết kế, đánh giá, lặp lại. Làm điều này nhiều lần nếu bạn cần để thu hẹp các tùy chọn logo của mình. Hầu hết các nhà thiết kế phải trải qua nhiều vòng trước khi họ có được bản Demo ưng ý gửi cho bạn duyệt.
Ở giai đoạn này, bạn nên có ít nhất 2 hoặc 3 bản thiết kế logo khác nhau để lựa chọn. Trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi sẽ đi vào chi tiết hơn về cách đánh giá thiết kế của bạn.
Giai đoạn #4: Lựa chọn & Tối ưu
Nếu bạn đã kết thúc giai đoạn thiết kế với một số tùy chọn khác nhau, bây giờ là lúc để thu hẹp lại các phương án. Đã có các phương án tốt nhất. Hãy thử nghiệm nó. Ở giai đoạn này, bạn đánh giá thiết kế của mình bằng các câu hỏi như sau:
Yếu tố nào tạo nên một Logo tuyệt vời?
- Đơn giản
- Đáng nhớ
- Liên tưởng
Bạn sử dụng Logo của mình ở đâu?
Xem xét cả các trường hợp sử dụng chính của bạn như Logo trên trang web, ấn phẩm online hoặc hồ sơ trên mạng xã hội. Và các trường hợp sử dụng phụ của bạn, như brochure, profile, catalogue, banner, back drop sự kiện, v.v.
Không chỉ dừng lại ở việc cân nhắc. Nếu có điều kiện, hãy mô phỏng nó trên các background khác nhau, các nền tảng khác nhau để đảm bảo hình ảnh, từ ngữ và thông điệp tổng thể được truyền tải tốt. Bất kỳ logo nào cũng phải hiệu quả ở nhiều kích cỡ, đặc biệt là ở kích cỡ nhỏ. Đó chính là lý do vì sao mà Logo đơn giản lại tốt.
“Logo đơn giản, tinh tế giúp thể hiển tốt dù phóng to hay thu nhỏ“
Logo sẽ tồn tại bao lâu?
Thời gian trôi qua. Xu hướng đến và đi, tiêu chuẩn thẩm mỹ thay đổi. Nhưng giá trị của logo của bạn sẽ chỉ trở nên mạnh mẽ hơn khi thời gian trôi qua. Hãy cân nhắc xem liệu bạn có thấy logo của mình đủ sức tồn tại trong 5, 10, 15, thậm chí 20 năm kể từ bây giờ hay không.
Ngoài ra, hãy xem xét biểu tượng trong bối cảnh của toàn bộ nhận dạng trực quan của bạn. Lấy các yếu tố khác nhau của thiết kế logo của bạn, như màu sắc, phông chữ và phong cách, và xem liệu Logo của bạn có hài hòa với bối cảnh mà bạn thường xuyên sử dụng không?
Liệu nó có hòa hợp với bối cảnh thị trường hiện tại không?
Các nhà thiết kế của Sao Kim nhấn mạnh: Hãy tạo một phiên bản màu đen và trắng duy nhất cho biểu trưng của bạn và đảm bảo rằng nó có thể được đảo ngược trên các màu tối. Nếu không, bạn có thể gặp rắc rối trong tương lai. Bây giờ, bạn đã có một thiết kế logo cuối cùng mà bạn yêu thích. Và rất có thể, bạn sẽ mất thêm một khoảng thời gian kha khá để chỉnh sửa mọi thứ cần thiết.
Tuy nhiên, các trường hợp thường gặp ở đây là, sau khi chỉnh sửa một thôi một hồi thì mọi thứ rối tung cả lên, cuối cùng miễn cưỡng chọn phương án Logo ban đầu. Sau đó, trong quá trình sử dụng lại sai phương pháp. Vì thế, Giai đoạn thứ năm và cuối cùng mà tôi đề cập dưới đây sẽ giúp bạn đảm bảo rằng bản thiết kế Logo cuối cùng sẽ làm bạn hài lòng 100%.
Giai đoạn #5: Định nghĩa
Khi nói đến việc duy trì tính toàn vẹn của bản sắc thương hiệu của bạn, chất lượng và tính nhất quán chính là chìa khóa.
Với số lượng vị trí mà Logo của bạn sẽ tồn tại — và số lượng người có thể cần sử dụng Logo — điều quan trọng là phải xác định một bộ quy tắc và nguyên tắc về cách xử lý Logo của bạn. Để bắt đầu, hãy xem xét bất kỳ nguyên tắc nào bạn có thể có về kích thước, màu sắc, bố cục, cách xử lý, định vị, hướng, …
- Logo này phải được đặt trên một số nền nhất định?
- Logo có cần thay đổi màu sắc để nổi bật trên nền sặc sỡ (Ví dụ: Ảnh nghệ thuật)?
- Nếu bạn có một Logo kết hợp từ nhiều yếu tố, các yếu tố nàycó thể được tách biệt trong các ngữ cảnh nhất định không?
Để đảm bảo biểu trưng của bạn duy trì tác động mạnh mẽ, đừng ngại đưa vào một số quy tắc “Không bao giờ được…” để ngăn cản bất kỳ ý tưởng lệch hướng nào khi sử dụng Logo. Nếu không, có thể lúc nào đó bạn sẽ không kiểm soát được bất ngờ.
NATECH – Chuyên gia thiết kế logo thương hiệu & Marketing
NATECH Group là đơn vị chuyên thiết kế Logo, nhận diện thương hiệu với hơn 6.000+ khách hàng tin tưởng trong hơn 10+ năm qua.

Chúng tôi luôn cam kết hoàn thành dự án với sự hài lòng 100% của khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ thiết kế Logo của NATECH Group, bạn sẽ nhận được không chỉ là bản thiết kế logo mà còn cả hàng loạt giá trị bên trong đó giúp quá trình Chuyển đổi số trong doanh nghiệp của bạn thuận lợi hơn bao giờ hết.
Liên hệ ngay 0974.498.485 hoặc email info.natech8485@gmail.com để được tư vấn chi tiết.
Tổng kết về cách thiết kế Logo đáp ứng chuyển đổi số
Như vậy, trong bài viết này, tôi đã giúp bạn hiểu thêm về chuyển đổi số và những cách thiết kế logo đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. Với 5 Giai đoạn thiết kế logo từ các nhà thiết kế hàng đầu của NATECH. Hi vọng rằng bạn có thể vận dụng vào chiến dịch Thiết kế logo của mình.