6 sai lầm khi xây dựng thương hiệu mà các doanh nghiệp cần tránh

🗣 Đăng bởi Nguyễn X. Vũㅤ|ㅤ👁 215 lượt xem
06 sai lam khi xay dung thuong hieu can phai tranh

Trong quá trình hình thành & phát triển, các doanh nghiệp không tránh khỏi việc mắc sai lầm khi xây dựng thương hiệu một cách bài bản và chuyên nghiệp; Thương hiệu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào, dù quy mô lớn hay nhỏ, bán lẻ hay B2B. Thương hiệu mạnh sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường kinh doanh. Nhưng chính xác thì “thương hiệu” có nghĩa là gì ? Nó ảnh hưởng như thế nào đến một doanh nghiệp ? Cùng NATECH Group cập nhật 6 sai lầm phổ biến cần tránh khi xây dựng thương hiệu.


Thương hiệu là gì?

“Thương hiệu là câu chuyện của bạn, là biểu tượng, nền tảng của bạn. Đó là cảm giác mà khách hàng có được khi họ bước qua cửa hàng của bạn. Hay nói cách khác, đây chính là tính cách và nền tảng doanh nghiệp của bạn.”

Đơn giản hơn, thương hiệu là lời hứa của doanh nghiệp với khách hàng. Nó cho họ biết những gì họ có thể mong đợi từ sản phẩm và dịch vụ của bạn. Đồng thời là yếu tố để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu của bạn bắt nguồn từ việc bạn là ai. Bạn muốn trở thành ai và mọi người nhìn nhận bạn là ai.

06 sai lầm khi xây dựng thương hiệu cần phải tránh (3)
Thương hiệu là câu chuyện của bạn, là biểu tượng, nền tảng của bạn. Đó là cảm giác mà khách hàng có được khi họ bước qua cửa hàng của bạn…

Những yếu tố cần có để xây dựng một thương hiệu dễ nhận biết

Thương hiệu không chỉ là một logo, trang web hoặc màu sắc, kiểu chữ bạn chọn để đại diện cho công ty. Dưới đây là những yếu tố cơ bản giúp xây dựng một thương hiệu mạnh, dễ nhận biết đối với khách hàng:

1. Sự độc đáo

Thiết lập một bộ nhận diện thương hiệu đòi hỏi sự khác biệt. Ví dụ, Apple đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới bởi các sản phẩm sáng tạo và khiếu thẩm mỹ tối giản. Để tạo ra một bản sắc trên thị trường ngách không đòi hỏi ý tưởng mang tính cách mạng. Chỉ đơn giản là cần phải có một điều đặc biệt để tách nó ra khỏi đối thủ cạnh tranh.

2. Tính đơn giản

Mọi thứ về thương hiệu phải đơn giản và ngắn gọn để không có sự phức tạp. Không có sự kỳ quặc liên quan đến cách thương hiệu được nhìn nhận trên thị trường. Giữ thông điệp mà thương hiệu đang cố gắng truyền tải càng đơn giản càng tốt.

Nếu một thương hiệu quá khó trong việc tìm kiếm, khách hàng tiềm năng sẽ bỏ qua bạn.

3. Tính Nhất quán

Một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của thương hiệu là tính nhất quán. Đây là cách duy nhất để khách hàng quen thuộc hơn với thương hiệu của bạn. Theo thời gian và bất kỳ sự sai lệch nào cũng có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm nhất quán.

4. Yếu tố kể chuyện

Kết nối giữa con người với con người là trái tim và linh hồn của hoạt động kinh doanh. Kể chuyện là một kỹ thuật mạnh mẽ để xây dựng mối quan hệ. Điều quan trọng là phải có một câu chuyện đằng sau doanh nghiệp và thương hiệu. Kể chuyện là cách tạo ra cảm giác thân thuộc thực sự. Nó mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc tạo niềm tin.

5. Sự tham gia

Một phần của việc thu hút sự chú ý của khách hàng ngày nay là làm cho các chiến lược tiếp thị trở nên hấp dẫn và kéo tương tác. Với sự phát triển mạnh của công nghệ, mọi người hiện nay đã dành phần lớn thời gian cho trực tuyến. Vậy nên bạn cần khai thác mạng xã hội nhiều nhất có thể để tương tác với khán giả của mình.

6 Sai lầm quan trọng khi xây dựng thương hiệu mà các bạn cần biết

1. Quá tầm thường và thiếu nổi bật

Như NATECH đã đề cập ở trên, bắt nguồn từ sự tầm thường thì không phải là một lý tưởng tốt khi muốn xây dựng thương hiệu. Vậy, những yếu tố nào khiến cho thương hiệu trở nên tầm thường?

  • Phụ thuộc quá nhiều vào hình ảnh có sẵn: việc sử dụng những hình ảnh có sẵn thương sẽ là lý do phổ biến nhất khiến cho thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn trở nên “tầm thường” trong mắt khách hàng; Ví dụ như việc Logo thương hiệu của bạn có nhiều nét giống đối thủ cạnh tranh;
  • Sử dụng các thuật ngữ không cụ thể trong Slogan: Thương hiệu càng thiếu sự nổi bật, bạn sẽ càng ít có cơ hội gây ấn tượng với khán giả; Đồng nghĩa với việc sẽ có ít cơ hội hơn để thu hút sự chú ý hoặc kết nối với khách hàng. Một thương hiệu ở mức độ tầm thường và thiếu sự nổi bật phản ánh lên hình ảnh về một thương hiệu không có sự đổi mới và khó có tương lai.

2. Thiếu tính nhất quán

Thương hiệu không nhất quán là công thức dẫn đến thảm họa. Nó phản ánh cho khán giả thấy rằng bạn không chắc mình là ai hoặc bạn đại diện cho điều gì. Nó cản trở giao tiếp với khách hàng và một lần nữa, dẫn đến sự thiếu tin tưởng của họ cùng với những ấn tượng tiêu cực.

Cách để đạt được tính nhất quán là trau dồi bản sắc thương hiệu. Và tạo ra một phong cách mạnh mẽ và kỹ lưỡng.

5. Thương hiệu bị giả tạo

hương hiệu không chỉ là một logo, trang web hoặc màu sắc, kiểu chữ bạn chọn để đại diện cho công ty.
Thương hiệu không chỉ là một logo, trang web hoặc màu sắc, kiểu chữ bạn chọn để đại diện cho công ty.

Tính xác thực là trọng tâm của phần lớn các thương hiệu thành công. Hiện nay, truyền thông cực kỳ phát triển và mạnh mẽ. Đặc biệt với sự cải tiến của thế giới kỹ thuật số, một thương hiệu “giả tạo” sẽ nhanh chóng bị phát hiện và bài trừ.

1. Chiến dịch Email Marketing kém chất lượng

Có một điều đáng báo động là hầu hết các đơn vị đều không dành thời gian để nghiên cứu chiến lược email. Tại Việt Nam, những email mang danh nghĩa “marketing” thực chất là những bức thư spam. Bởi rất nhiều marketers không quan tâm xem người nhận muốn gì. Họ chỉ tập trung vào BÁN – QUẢNG CÁO – TIẾP THỊ. Điều này lâu dần đã tạo ra những đánh giá tiêu cực cho danh tiếng của đơn vị.

Cần dừng ngay các chiến dịch email kém hiệu quả. Nội dung không phù hợp, không liên quan tới người nhận sẽ chịu số phận Bị Xóa ngay cả khi chưa đọc.

2. Bỏ qua yếu tố SEO

Chúng ta đang ở trong kỷ nguyên kỹ thuật số lấy Google làm trung tâm. Nếu bạn không đầu tư cho SEO, nguy cơ cao thương hiệu sẽ bị tụt lại sau các đối thủ cạnh tranh. Bởi khách hàng sẽ gặp khó khăn khi muốn tìm kiếm, tiếp cận thương hiệu của bạn.

Hãy tìm hiểu những từ khóa nào có liên quan đến thông điệp thương hiệu của bạn đang thịnh hành và cách chúng được tìm kiếm. Sau đó, bạn có thể đưa ra một chiến lược để tìm ra phản ứng của thương hiệu với điều này.

Có thể bạn quan tâm: 6 bước Nghiên cứu từ khóa địa phương

3. Thiết kế website xấu

Nếu bạn có sự hiện diện kỹ thuật số, nó cần phải là một sự hiện diện mạnh mẽ. Lựa chọn thiết kế không phù hợp gây ra trải nghiệm tiêu cực cho người dùng khi truy cập website. Điều này phản ánh xấu về thương hiệu của bạn. Nó dẫn đến sự không tin tưởng giữa người dùng với doanh nghiệp. Và dần dẫn đến đánh giá tiêu cực về thương hiệu. Cuối cùng là giảm doanh số bán hàng tiềm năng.

Lựa chọn thiết kế không phù hợp gây ra trải nghiệm tiêu cực cho người dùng khi truy cập website...
Lựa chọn thiết kế không phù hợp gây ra trải nghiệm tiêu cực cho người dùng khi truy cập website…

Thiết kế website là một trong những thứ đáng để đầu tư nhất trong thời đại hiện nay; Website có khả năng giúp các doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận của họ xa hơn những gì có thể có trong môi trường thực tế. Điều này có nghĩa là lượng khách hàng tiếp cận được sẽ lớn hơn, tác động rộng hơn và thúc đẩy doanh số bán hàng tiềm năng hơn.

Tìm hiểu thêm: 13 Kỹ Thuật Tối Ưu Tốc Độ Tải Trang Giúp Tối Ưu Trải Nghiệm Người Dùng

Làm thế nào để ngăn chặn sai lầm khi xây dựng thương hiệu?

Chọn một nhà thiết kế Logo chuyên nghiệp

Nhà thiết kế của bạn có thể giúp được nhiều hơn ngoài tính thẩm mỹ. Nếu bạn trình bày rõ mục tiêu của mình, bạn sẽ tận dụng được toàn bộ giá trị chuyên môn và kinh nghiệm của nhóm thiết kế. Điều quan trọng là bạn sẽ trao quyền cho họ để phát hiện và tránh những sai lầm khi xây dựng thương hiệu.

Nắm bắt quan điểm của khách hàng

Góc nhìn các kế hoạch xây dựng thương hiệu từ bên ngoài công ty có thể tiết lộ các vấn đề chưa được phát hiện và các cơ hội chưa được khám phá để cải thiện thương hiệu.

Yếu tố lịch sử trong thiết kế thương hiệu

Quá khứ lặp đi lặp lại cũng đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của thương hiệu. Hãy tìm kiếm các tài liệu hướng dẫn phong cách, sáng tạo và thiết kế trong quá khứ. Ít nhất, điều này sẽ đảm bảo rằng bạn không vô tình lặp lại công việc cũ. Việc này có thể loại trừ những ý tưởng đã từng thử nghiệm và gặp thất bại.

Cân nhắc sự cạnh tranh

Xây dựng thương hiệu mà không nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một sai lầm rõ ràng. Nó có thể gây ra những chi phí lớn cho doanh nghiệp. Mục đích của những nỗ lực xây dựng thương hiệu là tạo sự khác biệt. Thật khó để làm được điều này nếu không hiểu kỹ những gì bạn cần để nổi bật cá tính bản thân.

Xem xét ngữ cảnh

Nghiên cứu kỹ các từ trong tài liệu xây dựng thương hiệu mới của bạn. Có những từ viết tắt ngẫu nhiên hoặc từ thông tục không ? Có vấn đề nào về vần điệu hoặc sự tương đồng về lời nói không ? Có bất kỳ từ ngữ dễ vô ý nào khác không ?

Tạm kết

Sau khi đọc xong bài viết này, bạn hãy chắc chắn ngăn chặn mọi rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng thương hiệu. Bối cảnh, khách hàng và thiết kế chất lượng nên được đặt lên hàng đầu khi bắt tay thực hiện bất kỳ dự án xây dựng thương hiệu nào.

Chúc bạn thành công!
Nguồn bài viết: Nguyễn Hà – Phần mềm Marketing
(phanmemmarketing.vn/6-sai-lam-can-tranh-khi-xay-dung-thuong-hieu/)

Chào ! Bạn thấy nội dung này thế nào?
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận