Để người tiêu dùng có thể nhớ đến thương hiệu của bạn, làm sao để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh đó là cả một quá trình dài. Vậy hãy cùng đi làm rõ bộ nhận diện thương hiệu là gì? Cách xây dựng chiến lược phù hợp.
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: Tên thương hiệu, Logo nhận diện, màu sắc chủ đạo, những yếu tố về đồ họa, hồ sơ năng lực, các tài liệu marketing,v.v… Đây là những yếu tố cơ bản và phổ biến nhất để tạo nên một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh cho doanh nghiệp; Khi kết hợp các yếu tố này với nhau giúp cho mỗi doanh nghiệp sẽ có được sự khác biệt, dễ dàng gợi nhớ hơn trong tâm trí khách hàng.
Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong các vấn đề liên quan tới xây dựng & phát triển thương hiệu trên môi trường kỹ thuật số. Những vấn đề liên quan đến thiết kế bộ nhận diện đều cần phải có sự đồng nhất thì mới có thể mang lại được hiệu quả tốt. Bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp cho các doanh nghiệp truyền tải được những thông điệp, văn hóa của công ty đến với đối tác và cả khách hàng.
Thêm vào đó, sử dụng bộ nhận diện riêng còn giúp doanh nghiệp dễ dàng quảng bá định vị thương hiệu và xây dựng hình ảnh giúp nâng cao vị trí thương hiệu đối với khách hàng.
8 chiến lược marketing nhận diện thương hiệu
Chiến lược 1: Tạo sự độc đáo và khác biệt
Bộ nhận diện là thứ đầu tiên sẽ được khách hàng và đối tác có thể nhận ra thương hiệu của bạn. Không một doanh nghiệp nào lại muốn mình bị nhầm lẫn với bất cứ doanh nghiệp nào khác. Chính vì vậy bạn nên tạo được sự khác biệt tránh nhầm lẫn hoặc quá nhạt nhòa. Ở đây chúng ta có thể lấy ví dụ như trái táo khuyết, chỉ cần nhắc đến nó hầu như tất cả người tiêu dùng đều sẽ nghĩ tới những sản phẩm về công nghệ của hãng Apple.
Một hệ thống nhận diện mang tính riêng biệt và những nét độc đáo cho thương hiệu của bạn không chỉ tạo ra sự khác biệt mà còn tăng khả năng cạnh tranh. Với hệ thống nhận diện độc đáo sẽ không làm mất đi tính đồng nhất từ những quy tắc chung trong xã hội.
Chiến lược 2: Áp dụng màu sắc chủ đạo phù hợp
Không chỉ ngôn ngữ mới có thể truyền tải thông điệp mà màu sắc cũng vậy, mỗi màu sắc chúng đều mang ý nghĩa riêng. Chúng ta có thể thấy rằng bất cứ những quảng cáo nào có màu sắc bắt mắt thì sẽ dễ dàng được người tiêu dùng chú ý và đọc. Vì bộ não của chúng ta luôn có những phản hồi với màu sắc.
Một số những màu sắc được sử dụng bởi các thương hiệu lớn, mà chỉ cần nhìn thấy thì sẽ làm bạn gợi nhớ đến thương hiệu đó:
- Màu đỏ: Có khá nhiều thương hiệu sử dụng sắc đỏ để làm màu chủ đạo vì nó thể hiện sự áp đảo, nhiệt huyết ( ví dụ như: Coca Cola, KFC… )
- Màu xanh lá: Nhắc đến màu xanh có thể gợi nhớ cho chúng ta về thiên nhiên, môi trường… ( Ví dụ như: Starbuck, Heineken…)
- Màu xanh dương: Đây được coi như màu sắc biểu tượng hòa bình, kết nối, sự tin cậy…( Với nhiều trang mạng lớn sử dụng như: Facebook, Skype, Twitter, …)
- Màu vàng: Màu sắc tượng trưng cho sung túc, ấm no, đủ đầy và vui vẻ thường được những thương hiệu ăn uống, sản phẩm cho gia đình sử dụng ( Ví dụ như: Mcdonald’s, IKEA,…)
Chiến lược 3: Nhận định giá trị của thương hiệu
Bất kỳ một thương hiệu nào cũng đều sở hữu giá trị riêng và chính vì vậy việc nhận ra được giá trị của thương hiệu, nguồn sức mạnh tiềm ẩn của doanh nghiệp chính là khi bạn hiểu được mình có gì và muốn gì.
Muốn xây dựng chiến lược kinh doanh cần tính đến việc hình ảnh của thương hiệu phải được đồng nhất với các mục tiêu, sản phẩm, nhưng vẫn mang tính riêng biệt của doanh nghiệp. Và phải luôn đảm bảo được các hoạt động về marketing theo đúng tiến độ trên các kênh truyền thông,…
Để có thể phát huy được sức mạnh của thương hiệu thì doanh nghiệp cần hiểu được giá trị của thương hiệu và dùng giá trị thương hiệu như một đòn bẩy giúp tăng doanh thu vì:
- Giúp nâng cao giá trị công ty, tạo sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của thương hiệu.
- Tạo được lòng tin và cảm giác tin cậy cho khách hàng, đối tác.
- Tăng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Khách hàng dễ dàng nhận biết được sản phẩm.
- Tạo được sức mạnh trong nội bộ và niềm tự để thúc đẩy nhân viên, sức mạnh truyền thông nội bộ.
Chiến lược 4: Xây dựng hệ thống nhận diện
Bộ nhận diện là những thứ hiện hữu ở mọi nơi có liên quan đến doanh nghiệp và có thể tiếp cận đến khách hàng của mình, vì vậy những thiết kế cần được thể hiện mạnh mẽ, bộ nhận diện sẽ bao gồm:
- Tên thương hiệu.
- Logo thương hiệu.
- Màu sắc chủ đạo.
- Hình ảnh thiết kế đồ họa.
- Tài liệu giới thiệu, tài liệu bán hàng, tài liệu đào tạo, hợp đồng, hóa đơn,…
- Danh thiếp của doanh nghiệp.
- Các loại đồ dùng văn phòng (mẫu thư, giấy viết, sổ tay, bút, cốc,…)
- Chữ ký trên email
- Hình ảnh đại diện trên các tài khoản mạng xã hội.
Chiến lược 5: Thực hiện các chiến dịch tăng độ nhận diện
Để có thể phát triển thương hiệu, tăng độ nhận diện đến khách hàng thì đây không phải điều có thể làm ngày một ngày hai, đây là một chiến lược cần được thực hiện xuyên suốt trong quá trình phát triển của doanh nghiệp và cần có những giai đoạn cụ thể.
Một vài cách thức được các doanh nghiệp sử dụng để có thể tiếp cận khách hàng và tạo sự ấn tượng cho khách hàng về lâu dài như:
- Những kênh truyền thông nổi bật hiện nay như: các trang mạng xã hội, trang báo điện tử, các kênh quảng cáo số, trang đăng tải tin tức điện tử,…
- Đầu tư SEO nhằm tối ưu khả năng hiển thị tìm kiếm đối với khách hàng.
- Tạo các chiến dịch marketing để tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng như chăm sóc khách hàng cũ.
- Tổ chức các chương trình, chạy các sự kiện để nhằm phủ sóng, tăng độ tiếp cận và nhận diện.
Chiến lược 6: Đưa ra hướng dẫn sử dụng đầy đủ chi tiết
- Giúp nhân viên hiểu được giá trị thương hiệu của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết, nhằm định hướng cho nhân viên biết cách khai thác triệt để giá trị thương hiệu và sản phẩm
- Giúp đội ngũ nhân viên bán hàng hiểu được giá trị doanh nghiệp, tự tin mang tới cho khách hàng những thông tin về sản phẩm chất lượng, uy tín từ công ty.
- Để bộ phận marketing có thể hiểu hơn về thương hiệu, đưa ra những ấn phẩm và content tiếp thị chất lượng.Các nhân viên trong công ty có thể hiểu được giá trị tinh thần và cốt lõi của doanh nghiệp.
- Các khách hàng, đối tác có thể biết thêm về thương hiệu, tạo sự khác biệt không nhầm lẫn.
Chiến lược 7: Cập nhật thông tin về bộ nhận diện
Với những doanh nghiệp không sử dụng logo thương hiệu trên website bán hàng và những trang mạng xã hội chắc chắn sẽ dễ khiến khách hàng nhầm lẫn, thậm chí là giảm có sự tin tưởng. Chính vì vậy bộ nhận diện doanh nghiệp cần được sử dụng để xây dựng và thể hiện trên mọi phương diện khách hàng tiếp cận.
Không chỉ có logo mà màu sắc và phong cách thiết kế, content cho sản phẩm cũng cần được mang màu sắc riêng. Tất cả những thông tin về thương hiệu cần thường xuyên được kiểm tra về thiết kế và hình ảnh thể hiện.
Có rất nhiều doanh nghiệp sẽ thay đổi bộ nhận diện, còn tùy theo định hướng của họ trong tương lai cũng như những xu hướng từ người tiêu dùng. Nếu có bất cứ thay đổi nào thì doanh nghiệp cũng cần phải thông báo trước đến khách hàng trên các phương tiện truyền thông.
Chiến lược 8: Chuẩn bị chiến lược trong tương lai
Rất hiếm để thấy một doanh nghiệp lớn giữ bộ nhận diện của họ trong một thời gian dài mà không thay đổi trong suốt quá trình phát triển. Chính vì vậy khi nhìn nhận được giá trị cốt lõi họ sẽ có kế hoạch cho bộ nhận diện mới, phù hợp với xu hướng hơn. Những loại tài liệu có thiết kế thì sẽ cần được cập nhật thường xuyên hơn có thể là theo quý hoặc năm, còn tùy thuộc vào doanh nghiệp. Tất nhiên vẫn có thể giữ lại những nội dung, nhưng về mặt hình ảnh cần được thay đổi cho mới mẻ và hiện đại hơn.
Ví dụ như những doanh nghiệp sẽ có thay đổi thiết kế trên các trang mạng xã hội hoặc website nhưng vẫn mang nét nhận diện doanh nghiệp. Thường thì sẽ có thay đổi vào các sự kiện lớn như: sự kiện công ty, lễ tết, các sự kiện mang tính xã hội.
Xây dựng chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn với NATECH
Xây dựng Website riêng cho doanh nghiệp
Tạo Website bán hàng chuẩn thương mại điện tử cho doanh nghiệp của bạn chỉ trong 10 phút với GoWEB. Đây được coi như một không gian riêng tư chỉ mang thông tin doanh nghiệp của bạn.
Giúp trưng bày tất cả sản phẩm của doanh nghiệp cửa hàng lên cửa hàng lên online, giảm nguồn đối thủ cạnh tranh trên chính website của bạn, xây dựng và định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Chiến lược SEO cho website
Bạn nghĩ thế nào nếu khách hàng tìm kiếm thông tin trên Google và nhìn thấy website thương hiệu của bạn trên top đầu?
Bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó vô cùng dễ dàng với tính năng SEO của NATECH, giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm, dịch vụ của bạn nhanh chóng, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng độ nhận diện doanh nghiệp đối với khách hàng.
Tạo App bán hàng
Thương hiệu, cửa hàng online của doanh nghiệp bạn sẽ được hiển thị 24/7 trên chính điện thoại của khách hàng, giúp xây dựng thương hiệu của bạn hoạt động một cách hiệu quả với NATECH.
Không cần đến lập trình nhưng vẫn có riêng cho mình một app bán hàng chuẩn thương mại điện tử, tích hợp sẵn trên nền tảng IOS và ANDROID.
Tạo chiến dịch email marketing
Với tính năng email marketing được tích hợp sẵn trên nền tảng giải pháp kinh doanh NATECH, cho phép bạn tạo các thông điệp gửi đến chính xác đối tượng mục tiêu muốn tiếp cận. Thông qua email marketing bạn có thể thường xuyên nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của bạn, đồng thời cải thiện các chiến dịch tiếp thị nhằm đẩy mạnh doanh thu hiệu quả.
Thông qua bài viết trên NATECH đã cung cấp về thông tin cách xây dựng chiến lược marketing nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp và những cách thức để xây dựng độ nhận diện cho doanh nghiệp. Mong rằng thông qua bài viết trên bạn sẽ xây dựng được bộ nhận diện riêng cho doanh nghiệp của mình cũng như áp dụng những cách thức để tăng độ nhận diện thành công cho thương hiệu của mình.
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN
Cập nhật những tin tức mới nhất trong lĩnh vực Digital Marketing từ Natech Group...