Hoạt động xây dựng thương hiệu từ lâu đã được hầu hết các doanh nghiệp tập trung phát triển với mong muốn ghi đậm dấu ấn thương hiệu trong lòng khách hàng. Trong đó, định vị thương hiệu là thành tố cơ bản giúp bạn đạt được mong muốn trên. Vậy định vị thương hiệu là gì?
Khái niệm về định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu còn có tên gọi tiếng Anh là Brand Positioning, là việc xác định sự khác biệt và đặc trưng của một doanh nghiệp trên thị trường, nhằm khẳng định vị thế so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề khác. Từ đó xây dựng “vị trí” của doanh nghiệp trong nhận thức của khách hàng.
Và chiến lược định vị thương hiệu chỉ thành công khi thương hiệu chiếm được vị thế và luôn tồn tại trong tâm trí khách hàng. Thông qua việc khi nhắc đến một từ khóa bất kỳ có liên quan đến sản phẩm, khách hàng liền nhớ ngay đến doanh nghiệp đó.
Vì sao doanh nghiệp cần phải thực hiện chiến lược định vị thương hiệu?
Định vị thương hiệu không chỉ giúp nâng cao vị thế cho doanh nghiệp mà còn giúp bạn xác định rõ đối thủ cạnh tranh là ai, đang làm gì,… để đưa ra một chiến lược định vị phù hợp. Khi thực hiện chiến lược, quá trình mở rộng doanh nghiệp, tăng nhận diện và nâng cao giá trị thương hiệu cũng được gắn liền.
Chiến lược cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bằng sự khác biệt, đặc trưng giúp khách hàng nhớ lâu hơn về thương hiệu. Đây chính là cốt lõi giúp khách hàng đặt trọn niềm tin và sẵn sàng trung thành với thương hiệu.
Ngoài ra, định vị còn có một mục đích sâu xa khác chính là tạo ra nguồn doanh thu ổn định và ngày càng lớn mạnh cho doanh nghiệp. Từ đó dễ dàng xây dựng nền móng vững chắc để doanh nghiệp tiếp tục phát triển.
Tìm hiểu thêm về Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp để xây dựng chiến lược định vị thương hiệu thành công
Cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu đột phá
Sau khi hiểu rõ về khái niệm và tầm quan trọng của định vị thương hiệu, kế tiếp NATECH sẽ bật mí đến bạn cách xây dựng chiến lược định vị hiệu quả cho doanh nghiệp.
Phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh
Để có được một chiến lược định vị thương hiệu mang dấu ấn riêng thì phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh là bước đầu tiên bạn cần phải thực hiện. Đây cũng là lúc mô hình phân tích SWOT phát huy thế mạnh của mình.
Bạn có thể phân tích đối thủ dựa trên 4 yếu tố chính sau: điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội để bạn giành lợi thế và các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến thương hiệu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phân tích đối thủ dựa vào nhiều yếu tố khác để có cái nhìn khách quan và chi tiết hơn.
Xem thêm: Quy trình nghiên cứu & phân tích đối thủ cạnh tranh
Xác định phân khúc khách hàng tiềm năng
Bước kế tiếp là xác định nhóm khách hàng tiềm năng, chỉ khi bạn xác định rõ phân khúc khách hàng thì doanh nghiệp mới có thể hiểu được insight và đưa ra các chiến lược truyền thông tương ứng. Từ đó dễ dàng đẩy mạnh doanh thu, mang lại cho doanh nghiệp nguồn thu khủng trong tương lai.
Sau khi lưu trữ đầy đủ thông tin khách hàng, lúc này bạn đã có thể xác định nhóm khách hàng tiềm năng dễ dàng. Bạn có thể phân nhóm dựa theo các tiêu chí như: lịch sử mua hàng, thông tin đơn hàng, theo thẻ khách hàng, giá trị đơn hàng, sản phẩm đã mua và những tiêu chí khác. Đối với các khách hàng đã lâu không mua hàng tại doanh nghiệp, bạn cũng có thể linh hoạt tùy chỉnh chọn các hình thức lọc để lọc ra một danh sách riêng biệt và thực hiện các chiến lược
Lựa chọn phương thức định vị thích hợp
Khi đã xác định đối thủ cạnh tranh và tệp khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến thì bước lựa chọn phương thức định vị thương hiệu cũng không kém phần quan trọng. Hiện nay có rất nhiều phương thức phục vụ cho việc xây dựng chiến lược nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào 3 phương thức phổ biến sau đây:
- Dựa vào chất lượng sản phẩm, vì sản phẩm là toàn bộ những kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Khách hàng tìm đến doanh nghiệp để tìm ra giải pháp thông qua việc sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp. Vì vậy, đây được xem là hướng đi an toàn, bền bỉ.
- Dựa trên sự khác biệt của thương hiệu, phương thức này đòi hỏi doanh nghiệp mang đến trải nghiệm sử dụng sản phẩm mà đối thủ chưa thể làm được. Tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm và cho họ thấy doanh nghiệp luôn đặt cảm xúc của họ lên hàng đầu.
- Dựa trên việc kết nối với cảm xúc khách hàng, doanh nghiệp cần theo sát hành trình mua sắm của khách hàng để tạo ra cơ hội tiếp cận và điểm chạm tốt nhất. Dần dần giúp khách hàng nhận ra tầm quan trọng của thương hiệu và giành lấy sự hài lòng của họ về sản phẩm của doanh nghiệp.
Đặt thương hiệu lên biểu đồ định vị
Biểu đồ định vị (Positioning map) là một biểu đồ gồm hai trục: trục tung và trục hoành, trên đó biểu đồ có thể hiện rõ các thông tin thuộc tính của thương hiệu. Bạn sẽ dựa vào cơ sở phân tích đã thực hiện ở các bước trên để đặt thương hiệu vào vị trí phù hợp trong biểu đồ.
Khi đưa thương hiệu vào biểu đồ này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định chiến lược thực hiện cũng như hiểu rõ vị trí mà doanh nghiệp mong muốn đứng ở đó.
Kiểm tra mức độ hiệu quả của chiến lược
Cuối cùng là hoạt động đánh giá và đo lường mức độ hiệu quả của chiến lược định vị thương hiệu. Lúc này, bạn đã có đầy đủ các thông tin để tổng hợp và xác định kết quả. Thông quá đó, bạn có thể nhìn nhận chính xác các nỗ lực đã thực hiện để có hướng điều chỉnh phù hợp. Nhìn chung, chiến lược định vị thương hiệu là hoạt động tiên phong trong chiến lược kinh doanh hiệu quả. Một khi doanh nghiệp đã xác định rõ vị thế mà mình muốn đạt được trên thị trường, thì chắc chắn sẽ không dễ bị lạc hướng trong quá trình phát triển lâu dài.
Hy vọng với những thông tin mà NATECH Group đã tổng hợp sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến đội ngũ nhân viên của NATECH để được hỗ trợ và tư vấn kỹ hơn bạn nhé.
Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu nước ngoài nghiên cứu về định vị & thương hiệu ở dưới dây
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN
Cập nhật những tin tức mới nhất trong lĩnh vực Digital Marketing từ Natech Group...