Cẩm nang về tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp

🗣 Đăng bởi NATECH Administratorㅤ|ㅤ👁 218 lượt xem
What-does-Brand-Personality-mean-1

Mỗi nhãn hàng đều mang một tính cách thương hiệu – Brand Personality khác nhau. Xác định đúng tính cách sẽ giúp nhãn hàng phát triển thành công và đi đúng hướng. Cùng Natech tìm hiểu Cẩm nang về tính cách của thương hiệu cho doanh nghiệp nhé!

Tính cách thương hiệu là gì?

Brand Personality hay tính cách của một thương hiệu, một doanh nghiệp. Nó tập hợp những đặc điểm giống như con người nhằm tạo cảm giác gần gũi, gắn kết với khách hàng. Doanh nghiệp dựa vào khuôn khổ cá tính thương hiệu để phát triển sản phẩm và lên chiến lược Marketing phù hợp. 

Các yếu tố thể hiện trong tính cách thương hiệu

Brand personality là những gì người tiêu dùng cảm nhận về thương hiệu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tác động vào quá trình cảm nhận của khách hàng thông qua các yếu tố được thể hiện trong bộ nhận diện thương hiệu như logo, câu slogan, tagline, sản phẩm, bao bì – packaging,…Tất cả các yếu tố này phải thể hiện được sự đồng nhất về Brand personality .

full_SEO-1759-bs-Brand-Business-Marketing-Word-285045373-1200x675-1

Vai trò của tính cách thương hiệu trong chiến lược phát triển nhãn hàng.

Đối với khách hàng, tính cách thương hiệu đem lại cảm giác gần gũi, dễ gắn kết và sẻ chia giá trị với khách hàng. Về phía doanh nghiệp, Brand personality giúp định vị nhãn hàng và tạo sự khác biệt giữa vô vàn đối thủ trên thị trường. Hơn nữa, nhãn hàng xây dựng tính cách rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được những khủng hoảng truyền thông (tin đồn bôi nhọ nhãn hàng), khủng hoảng tài chính,…

Doanh nghiệp xác định tính cách thương hiệu như thế nào?

Lên danh sách các tính từ liên quan đến thương hiệu

Bước đầu tiên để xác định tính cách thương hiệu là nhãn hàng cần liệt kê những từ nổi bật có liên quan đến nhãn hàng.

Hãy tự đặt câu hỏi “Bạn muốn khách hàng nghĩ như thế nào về thương hiệu của bạn?”

Chẳng hạn thương hiệu của bạn kinh doanh sữa tắm, những tính từ bạn muốn người tiêu dùng nghĩ về thương hiệu của bạn sẽ là: Thơm dịu, mềm mại, trắng sáng. 

Nghiên cứu thị trường mục tiêu

Để xây dựng tính cách thương hiệu hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường mục tiêu, phân tích đối thủ cạnh tranh. Từ đó, nhãn hàng có được cái nhìn tổng thể nhất, biết rõ điểm yếu, điểm mạnh của thương hiệu cũng như đối thủ, vị trí của brand để xây dựng riêng biệt. 

Chọn ra 3-5 tính từ phù hợp nhất

Sẽ có vô số tính từ được nêu ra để chỉ sự liên quan đến tính cách của một thương hiệu, nhưng bạn phải chọn ra 3 -5 từ phù hợp nhất chứ không nên lựa chọn quá nhiều sẽ dẫn đến việc “loãng tính cách”. 

Xây dựng kế hoạch truyền thông

Tiếp theo, bạn cần xây dựng kế hoạch truyền thông nhằm phát triển thương hiệu, đây sẽ là kế hoạch dài hạn bởi để người tiêu dùng thấu hiểu được tính cách thương hiệu phải trải qua một quá trình dài. 

Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây khi xây dựng kế hoạch truyền thông:

  • Làm sao để người tiêu dùng cảm nhận được Brand personality trong lần đầu “chạm mặt”?
  • Làm sao để Brand personality trở nên cuốn hút, thú vị?
  • Làm thế nào để duy trì sự hứng thú của khách hàng?
Xây dựng kế hoạch truyền thông chi tiết
Xây dựng kế hoạch truyền thông chi tiết

Nhận biết 12 mẫu tính cách thương hiệu điển hình trong Marketing

Trên thị trường có đến hàng ngàn hàng với mỗi Brand personality khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nhãn đều dựa trên 12 mẫu tính cách thương hiệu điển hình trong Marketing để xây dựng Brand personality cho riêng mình. 

1. Mẫu người lãnh đạo

Brand theo tính cách người lãnh đạo thể hiện sự mạnh mẽ, dẫn đầu, quyết đoán và can đảm. Do đó, những Brand mang tính cách lãnh đạo luôn hướng tới sự dẫn đầu, tầm nhìn xa, dẫn dắt thị trường. 

Ví dụ điển hình Brand personality người lãnh đạo của các thương hiệu nổi tiếng là: Sony, Pele, GE,…

2. Mẫu người anh hùng

Brand personality mang phong cách người Anh Hùng sẽ hướng người tiêu dùng có cảm giác thương hiệu đó vô cùng bản lĩnh, can trường, phi thường và mạnh mẽ. 

Ví dụ: Thương hiệu thuốc lá Marlboro

3. Mẫu chiến Binh

Tính cách Chiến Binh thể hiện sự gan góc, can đảm, không ngại xông pha, vượt mọi gian khó, là người sẵn sàng đi “chinh chiến”.

brand

4. Mẫu người chăm sóc

Tính cách của mẫu người chăm sóc thường được các nhãn hàng có đối tượng khách hàng mục tiêu là người có gia đình, điển hình là người mẹ – người phụ nữ trong gia đình. Bởi tính cách của mẹ lúc nào cũng quan tâm, yêu thương chăm sóc chồng con. 

Ví dụ: Nước xả vải Comfort; Maggi, Omo,…

 5. Mẫu người thông thái, hiền triết

Tính cách thương hiệu thể hiện sự nổi bật của kiểu người thông thái, hiền triết đó là sự uyên bác, điềm đạm, nội tâm mạnh mẽ. 

6. Mẫu người bạn

Đối với thương hiệu định hình Brand personality theo mẫu người bạn sẽ thể hiện sự sẻ chia, thấu hiểu, vui vẻ, thoải mái. 

7. Mẫu Người Khai phá, phát minh:

Điển hình brand mang tính cách khai phá, phát minh là brand không ngừng nghiên cứu, phát minh ra những sản phẩm sáng tạo mới, đem đến giá trị cho nhân loại.

Ví dụ: Microsoft, GE, Edition,…

 8. Mẫu người sáng tạo

Theo đuổi hình mẫu tính cách sáng tạo được nhiều brand lựa chọn, nhưng không phải lúc nào nhãn hàng cũng thành công với chính nó. Bởi, sáng tạo đi kèm với sự mạo hiểm, đột phá, đôi khi có phần “kỳ quặc”, đòi hỏi thương hiệu phải có trí tưởng tượng cực kỳ phong phú và luôn luôn đem lại trải nghiệm mới mẻ cho người dùng. 

Ví dụ: Apple, Samsung, Victoria Secret,… 

9. Mẫu người hài hước

Tính cách thương hiệu hài hước đem đến cho khách hàng cảm giác vui vẻ, thoải mái, gần gũi và dễ chịu. Đây là loại tính cách được nhiều người tiêu dùng yêu thích.

Ví dụ: Mc Donald, Walt Disney,…

10. Mẫu Người quyến rũ 

Tính cách thương hiệu quyến rũ thường được các nhãn hàng kinh doanh lĩnh vực thời trang, nước hoa, mỹ phẩm lựa chọn để định vị nhãn . Tính cách quyến rũ thể hiện sự nam tính hoặc nữ tính, gợi cảm. 

Ví dụ: Dầu gội X-men hướng tới sự quyến rũ nam tính, hoặc thương hiệu đồ lót Victoria Secrets xây dựng vẻ đẹp phụ nữ vừa trong sáng, vừa quyến rũ và họ thậm chí gọi các người mẫu diện đồ lót của thương hiệu là Angel (thiên thần). 

11. Mẫu người Phá cách

Brand personality phá cách phù hợp với những thương hiệu có đối tượng mục tiêu là người trẻ. Bởi giới trẻ ngày nay có tư tưởng rất cởi mở, họ yêu thích sự tự do, đầy bản lĩnh, phá vỡ những định kiến xưa cũ, sống được là chính mình. 

Ví dụ: Kotex với câu slogan khuyến khích phái nữ sống là chính mình là “Tự tin khoe cá tính”.

12. Mẫu người truyền cảm hứng

Đối với hình mẫu tính cách truyền cảm hứng thường có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người tiêu dùng và thúc đẩy họ hành động. Để truyền cảm hứng tới một nhóm đối tượng là việc không đơn giản, tuy nhiên khi thương hiệu đã chạm tới cảm xúc của người tiêu dùng, khả năng họ sẽ trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu là rất cao. 

Ngoài 12 tính cách thương hiệu điển hình trên, còn nhiều mẫu hình khác như hình hình mẫu văn hóa, hình mẫu người thông minh, hình mẫu lãng mạn,… Qua chia sẻ của Natech, lựa chọn đúng Brand personality là điều không thể thiếu trong quá trình định vị và xây dựng độ nhận diện thương hiệu, do đó nhãn hàng cần nghiêm túc khi lựa chọn tính cách của thương hiệu!

Chào ! Bạn thấy nội dung này thế nào?

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

Cập nhật những tin tức mới nhất trong lĩnh vực Digital Marketing từ Natech Group...