Nhận diện thương hiệu là gì? Vì sao nhận diện lại quan trọng

🗣 Đăng bởi Nguyễn X. Vũㅤ|ㅤ👁 483 lượt xem
nhan dien thuong hieu la gi

Nhận diện thương hiệu là gì và tại sao vấn đề này lại chiếm một phần không nhỏ trong việc tạo dựng sự thành công của thương hiệu? Điều gì khiến nhận diện thương hiệu trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng? Các bạn hãy cùng NATECH Group tìm hiểu qua bài viết này nhé!


1. Nhận diện thương hiệu là gì?

Nhận diện thương hiệu được hiểu là một tổ hợp công cụ bao gồm các sản phẩm đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp như Logo, Namecard (Card-Visit), Flyer, Brochure, Banner…, giữa các công cụ này có sự đồng điệu và nhất quán về hình ảnh, nội dung hiển thị và màu sắc chủ đạo.

Nhận diện thương hiệu được hiểu là những điều mà khách hàng nhìn thấy hoặc cảm nhận về thương hiệu; Một thương hiệu có bộ nhận diện tốt sẽ giúp khách hàng có thể cảm nhận được và dễ dàng tạo ra sự ghi nhớ trong tâm trí khách hàng hơn so với các thương hiệu khác. Ngày nay, Giữa hàng triệu sản phẩm và dịch vụ có chức năng, mẫu mã và hình thức giống nhau thì chắc chắn khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm mà họ nhớ được về nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp đó.

Nhận diện thương hiệu được hiểu là một tổ hợp công cụ bao gồm các sản phẩm đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp
Nhận diện thương hiệu được hiểu là một tổ hợp công cụ bao gồm các sản phẩm đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp (Ảnh: Internet)

Trong nhận diện thương hiệu, chúng ta có thể thường xuyên bắt gặp cụm từ “Bộ nhận diện thương hiệu”. Bộ nhận diện thương hiệu có thể hiểu chính là bộ mặt của thương hiệu; chính là những điều mà người tiêu dùng và khách hàng nhìn thấy, nghe thấy hay cảm nhận được về thương hiệu đó trong cuộc sống ngày nay. Đây cũng chính là phương thức quảng bá hình ảnh một cách rộng rãi, nhanh chóng và hiệu quả đối với các doanh nghiệp có chiến lược phát triển cho các hoạt động truyền thông chuyên nghiệp và bài bản

2. Vai trò của Nhận diện thương hiệu

2.1. Giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết về sản phẩm và dịch vụ

Thông thường, nhận diện thương hiệu đem đến cho khách hàng những cảm nhận về mặt lý tính như: như chất lượng tốt, mẫu mã đẹp…và các giá trị về mặt cảm tính như: như sự chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp… tạo một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm. Thương hiệu trong các câu chuyện phiếm thường được gọi là cái “hiệu” để “thương”; là cái “danh hiệu” để có thể đem ra “thương mại hóa”.

Hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp có thể dễ dàng được nhận biết trước các thương hiệu khác, sản phẩn hay dịch vụ của doanh nghiệp bạn cũng sẽ dễ dàng được nhận ra trong hàng trăm hàng ngàn sản phẩm khác cùng loại. Điều đó tạo ra sự khác biệt và dễ nhận biết trong mắt người tiêu dùng và đó chính là điều tạo nên sự thành công của thương hiệu cho doanh nghiệp.

2.2. Giúp gia tăng nhận diện thương hiệu cho chiến lược kinh doanh

Nếu bạn có một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt thì vận dụng làm phương tiện truyền thông sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả. Từ chiên lược quảng bá sản phẩm, đồng phục, nhãn hiệu sản phẩm dịch vụ, không gian trưng bày, pano, cờ phướn…Toàn bộ sẽ làm cho chiến lược mang sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng hiệu quả nhất. Người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà bạn mang đến cho họ.

2.3. Giúp nâng tầm giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường

Hệ thống nhận diện mạnh sẽ làm cho giá trị thương hiệu ngày càng dược nâng cao thông qua sự gia tăng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của hàng đối với doanh nghiệp, nó làm cho giá trị thương hiệu phát triễn một cách bền vững. Từ đó đồng nghĩa với việc tạo nên niềm tin, dễ dàng thu hút vốn đầu tư nâng cao và duy trì giá cổ phiếu. Thương hiệu là giá trị tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Thành công hay không của một thương hiệu, nó phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố và tạo dựng những giá trị.

nhận diện thương hiệu đem đến cho khách hàng những cảm nhận về mặt lý tính và các giá trị về mặt cảm tính
Nhận diện thương hiệu đem đến cho khách hàng những cảm nhận về mặt lý tính và các giá trị về mặt cảm tính (Nguồn: Internet)

2.4. Dễ dàng trở thành niềm tự hào cho nhân viên

Khi bạn gặp gỡ những người bạn lâu năm trong những dịp họp lớp, gặp nhau cuối năm…Những câu hỏi thân quen thường là: dạo này cậu làm ăn thế nào, giờ làm cho công ty nào? lương bổng có tốt không? Nếu bạn cảm thấy tự hào trả lời khi ban không do dự: mình làm cho hãng HonDa, mình làm cho Thế giới di động…Bạn cảm thấy hạnh phúc khi nhận những lời khen từ những người rằng công ty ấy mình rất mong muốn vào làm việc ở môi trường ấy mà không được, cậu thật may mắn!

2.5. Giúp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Điều này thì không cần phải phân tích nhiều, nếu bạn nhận diện thương hiệu tốt tạo được thế mạnh dễ dàng thuyết phục các đối tác cũng như khác hàng. Điều cần làm là mở rộng khái niệm “chất lượng” sản phẩm, dịch vụ và áp dụng nó cho hình ảnh thể hiện trên các phương tiện truyền thông cho sản phẩm, như quảng cáo, bao bì, biển hiệu, giấy tờ văn phòng hay thậm chí cả những ấn phẩm thông dụng như phiếu gửi hàng – tóm lại là tất cả những gì người tiêu dùng tiếp xúc.

2.6. Giúp giảm thiểu chi phí cho các hoạt động Marketing

Hiệu quả hệ thống nhận diện thương hiệu tạo ra ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp thông qua tính chuyên nghiệp, thống nhất và cộng hưởng sẽ tạo ra hình ảnh một thương hiệu lớn mạnh. Đừng đánh mất cơ hội vào tay đối thủ cạnh tranh chỉ vì hệ thống nhận diện thương hiệu của bạn không có hoặc trông không chuyên nghiệp và cùng đẳng cấp với họ. Hãy trang bị kiến thức vể thương hiệu cho môi doanh nghiệp để họ trở thành những đại sứ thương hiệu.

Nhận diện thương hiệu giúp giảm thiểu chi phí Marketing
Nhận diện thương hiệu giúp giảm thiểu chi phí Marketing

3. Đặc điểm của nhận diện thương hiệu

3.1. Lịch sử của nhận diện thương hiệu

Các biểu tượng quốc gia, tôn giáo, bang hội và huy hiệu, mà chúng ta có thể coi là tương tự như thương hiệu hiện đại, có từ hàng thiên niên kỷ trước. Thực tiễn hiện đại bắt nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp; tuy nhiên, khi các mặt hàng gia dụng bắt đầu được sản xuất trong các nhà máy, các nhà sản xuất cần có cách để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Do đó, những nỗ lực này đã phát triển từ việc xây dựng thương hiệu trực quan đơn giản thành các quảng cáo bao gồm các linh vật, tiếng kêu leng keng và các kỹ thuật bán hàng và tiếp thị khác. Công ty sản xuất bia Bass Brewery của Anh và công ty chế biến thực phẩm Tate & Lyle đều tuyên bố có những nhãn hiệu đã được đăng ký nhãn hiệu lâu đời nhất. Các thương hiệu khác nổi lên trong thời kỳ đó bao gồm Quaker Oats, Aunt Jemima và Coca-Cola.

3.2. Nhận diện và Giá trị Thương hiệu

Ngoài việc tiết kiệm cho công ty tiền quảng bá, một thương hiệu thành công có thể là một trong những tài sản quý giá nhất của công ty. Giá trị thương hiệu là vô hình nên rất khó định lượng. Tuy nhiên, các phương pháp tiếp cận phổ biến vẫn tính đến chi phí phải bỏ ra để xây dựng một thương hiệu tương tự, chi phí bản quyền sử dụng tên thương hiệu và dòng tiền của các doanh nghiệp so sánh không có thương hiệu.

Ví dụ: Nike, Inc., sở hữu một trong những biểu trưng dễ nhận biết nhất trên thế giới, “swoosh”. Trong bảng xếp hạng 200 thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2018 của Forbes, thương hiệu Nike đứng thứ 18 với giá trị ước tính là 32 tỷ đô la, mặc dù vậy, trong một thế giới không có nhận thức về thương hiệu, việc loại bỏ giày và quần áo của Nike sẽ không thay đổi gì sự thoải mái hoặc hiệu suất của họ. Thương hiệu đứng đầu danh sách là Apple, với giá trị ước tính là 182,8 tỷ USD.

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là một nỗ lực chiến lược đa lĩnh vực và mọi yếu tố cần hỗ trợ thông điệp tổng thể và mục tiêu kinh doanh.
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là một nỗ lực chiến lược đa lĩnh vực và mọi yếu tố cần hỗ trợ thông điệp tổng thể và mục tiêu kinh doanh.

4. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các thành phần được doanh nghiệp tạo ra để hỗ trợ xây dựng nhận thức về thương hiệu bao gồm (nhưng không hạn chế ở): Màu sắc, Logo, Biểu tượng, Hình ảnh đặc trưng, Phông Chữ, Mascot, Đồng Phục, Khẩu hiệu, Tông giọng, các yếu tố thiết kế đặc trưng khác…

Doanh nghiệp muốn xây dựng nhận diện thương hiệu có thể bắt đầu với:

4.1 Nhận diện thương hiệu dựa vào màu sắc và thiết kế logo

Màu sắc và thiết kế logo chính là hai yếu tố cơ bản và cũng là thứ tạo ấn tượng đầu tiên đối với người nhìn.

  • Logo: Đội ngũ thiết kế logo của mỗi doanh nghiệp thường tạo ra một mẫu logo chính và nhiều mẫu logo khác nhau để có thể linh động hơn trong nhiều trường hợp. Ví dụ như logo trên nền trắng sẽ khác với logo trên nền màu.
  • Màu sắc: Cho dù không có bất kỳ hình ảnh nào trước mặt nhưng khi nhắc đến các hãng xe ôm công nghệ hiện nay, người ta vẫn có thể liên tưởng ngay tới Grab màu xanh lá cây, Go Jeck màu Xanh, Đen và Be màu vàng.

4.2 Nhận diện thương hiệu trên sản phẩm

Bao bì, nhãn mác sản phẩm là điểm tiếp xúc với khách hàng trước tiên trên quầy kệ, trong đó hơn 80% người tiêu yêu thích bao bì sản phẩm dễ nhìn hơn.

  • Thiết kế bao bì sản phẩm: Mẫu thiết kế bao bì sản phẩm đẹp, độc đáo, chuyên nghiệp vừa khẳng định giá trị sản phẩm vừa là công cụ đắc lực trong việc thúc đẩy bán hàng.
  • Tem nhãn dán trên sản phẩm
  • Phiếu bảo hành sản phẩm
  • Hướng dẫn sử dụng sản phẩm

4.3 Nhận diện thương hiệu văn phòng

Tiếp đó, giao diện, hình ảnh của các đồ dùng trong văn phòng công ty sẽ được thiết kế đẹp mắt, phù hợp với phong cách logo, kết hợp với tính chất sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu để tạo nên sự đồng bộ, nhất quán.

  • Tên thương hiệu
  • Sáng tạo Tagline / Slogan
  • Tiêu đề thư
  • Hóa đơn
  • Giấy viết thư
  • Thẻ nhân viên
  • Đồng phục nhân viên
  • Phong bì thư
  • Kẹp file

4.4 Nhận diện thương hiệu marketing, digital

Hoạt động marketing, digital marketing là không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Do đó, khéo léo lồng ghép nhận diện thương hiệu trong các sản phẩm, công cụ marketing, công cụ digital là giải pháp được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trongh Marketing
Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trongh Marketing

Đây là các thành phần cần thiết nhất trong bộ nhận diện thương hiệu để giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh, đặc biệt là trên nền tảng Digital. Ngoài ra, trong kỷ nguyên phát triển gắn liền với công nghệ, marketing trên Digital, các thành phần bên dưới đây được các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư thiết kế bài bản, chuyên nghiệp.

  • Website thương hiệu
  • Website thương mại điện tử
  • App / Loyalty App
  • Landing Page
  • Nhận diện thương hiệu trên sàn TMĐT
  • Hệ thống thiết kế hình ảnh social
  • Hồ sơ năng lực (Bản in, Bản Digital)
  • Catalogue (giới thiệu danh mục sản phẩm)
  • Brochure (giới thiệu một sản phẩm/ dịch vụ)
  • Tờ rơi và tờ gấp
  • Âm thanh thương hiệu
  • Giọng điệu thương hiệu
  • Banner quảng cáo
  • Video giới thiệu doanh nghiệp/ Video quảng cáo

4.5 Nhận diện thương hiệu sản phẩm ngoài trời

Các thiết kế băng rôn, biển hiệu ngoài trời với thiết kế đồng bộ sẽ tạo ấn tượng sâu sắc đến khách hàng ở khu vực ngoài doanh nghiệp. Nó góp phần giúp xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu ở khắp mọi nơi.

  • Nhận diện diểm bán
  • Băng rôn
  • Biển quảng cáo
  • Biển hiệu đại lý
  • Biển hiệu trước văn phòng
  • Biểu tượng công ty
  • Biển tấm lớn
  • Biển chỉ đường
  • Standee

Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp có thể có các điểm chạm thương hiệu khác nhau nên ấn phẩm, tài liệu, công cụ… phục vụ cho việc xây dựng nhận diện có thể khác nhau, ví dụ:

  • Linh vật thương hiệu (Brand Mascot)
  • Biển bảng công ty
  • Biển báo, hưỡng dẫn
  • Phương tiện vận chuyển
  • Ấn phẩm lễ tết
  • Quà tặng thương hiệu
  • Ấn phẩm phục vụ sự kiện, họp báo
  • Các ấn phẩm, tài liệu đặc biệt

Tóm lại, bộ nhận diện thương hiệu bao gồm tất cả những thứ trực quan, hữu hình mà doanh nghiệp có thể dùng để xây dựng nhận thức thương hiệu.

Chào ! Bạn thấy nội dung này thế nào?
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận