Trong thời đại công nghệ số phát triển một cách chóng mặt, chuyển đổi số chính là công cụ tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp thực phẩm và ngành dịch vụ ăn uống (F&B) cũng không phải là ngoại lệ. Sự thay đổi của công nghệ số hóa không chỉ thay đổi cách thức kinh doanh của doanh nghiệp F&B, mà nó còn ảnh hưởng đến chính trải nghiệm của khách hàng.
1. Những ảnh hưởng của số hóa đến với ngành F&B
Ngày nay có thể dễ dàng thấy tại các nhà hàng, quán ăn quy trình gọi món đã được số hóa, bỏ qua việc sử dụng giấy bút để ghi lại những yêu cầu đến từ khách hàng. Quy trình lên đơn cho khách hàng có thể được thực hiện ngay tại quầy hoặc sẽ được nhân viên ghi nhận tại bàn bằng thiết bị POS cầm tay hoặc bằng smartphone, máy tính bảng.
Nhìn chung, mục tiêu chính của các doanh nghiệp F&B là cung cấp những sản phẩm thực phẩm hợp vệ sinh, chất lượng tốt, nhưng song song đó vẫn phải tạo được sự thu hút đối với khách hàng. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ từ khâu chế biến, bảo quản cho đến việc tạo được sự kích thích cho khách hàng về mặt thị giác.
Trước đây, để giải quyết vấn đề trên, các doanh nghiệp thường phải sắp xếp nhân sự phụ trách cho từng mảng. Đồng thời, việc sử dụng các công cụ tiếp thị truyền thống như: in ấn poster, phát tờ rơi… để quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình. Điều này gây tốn kém không hề nhỏ về mặt thời gian, chi phí và cả nhân sự. Đây chính là lúc cần đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật công nghệ số hóa hay chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Có thể nói, chuyển đổi số là quá trình đầy triển vọng cho các doanh nghiệp. Nhất là khi công nghệ ngày càng phát triển một cách vượt trội và được ứng dụng vào quy trình này, chẳng hạn như những thiết bị IoT (Internet of Things), công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data…
Các công nghệ này sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm đạt được mức độ an toàn thực phẩm cao hơn, cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc, loại bỏ việc lãng phí cũng như giảm chi phí và rủi ro trong các giai đoạn khác nhau của chế biến, đóng gói và trưng bày thực phẩm.
2. Tự động hóa đồng nghĩa với việc không cần đến yếu tố con người?
Khi nói đến số hóa và tự động hóa, thì hầu hết mọi người đều có suy nghĩ nếu ứng dụng công nghệ vào kinh doanh thì yếu tố con người trở nên dư thừa. Tuy nhiên, sự thật là với sự hỗ trợ của công nghệ, nó sẽ làm cho các hoạt động trong kinh doanh trở nên năng suất và hiệu quả hơn. Đồng thời, giúp giải phóng vấn đề về nguồn nhân lực đang bị hạn chế, nhờ đó người lao động sẽ có thời gian xử lý những công việc có giá trị lớn hơn.
Việc số hóa các quy trình thủ công như: Kiểm kê tồn kho và tạo đơn đặt hàng, quản lý vận chuyển, thanh toán… giúp tiết kiệm thời gian đáng kể và độ chính xác công việc cũng tăng lên. Thêm vào đó, việc thuê nhân viên đào tạo nghiệp vụ cũng là một vấn đề thách thức và tự động hóa cũng có thể giảm bớt vấn đề liên quan đến quy trình này.
Ví dụ như: Khi một nhân viên phụ trách việc quản lý tồn kho nghỉ thì sẽ có người mới đến thay thế. Khi đó, vấn đề về việc chuyển giao công việc, thông tin và dữ liệu sẽ rất phức tạp vì được thực hiện một cách thủ công và không được tự động hóa. Ngoài ra, việc phải quản lý hàng trăm nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung cấp cũng mang đến nhiều khó khăn cho nhân viên quản lý. Chính vì vậy, tự động hóa có thể thay thế con người ở những dây chuyền này.
3. Những khó khăn mà doanh nghiệp F&B truyền thống đang gặp phải
Báo cáo về thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022, công bố vào tháng 1/2023 đã chỉ ra những thách thức mà các đơn vị kinh doanh F&B tại Việt Nam gặp phải. Cụ thể, có đến 99% các đơn vị kinh doanh F&B đã gặp phải vấn đề trong vận hàng, 50% gặp khó khăn về vấn đề quản lý thu chi và thất thoát nguyên vật liệu, 37/7% gặp vấn đề khó khăn trong truyền thông marketing.
Và lời giải cho những “điểm nghẽn” kể trên không đâu khác nằm ở chính các giải pháp công nghệ, số hóa quy trình vận hành trong lĩnh vực F&B – vốn là ngành có độ phân mảnh cao, tỷ lệ đóng cửa nhanh và cạnh tranh khốc liệt.
4. Tổng kết
Giải quyết các “điểm nghẽn” trong ngành F&B bằng việc ứng dụng công nghệ; Chuyển đổi số đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho trải nghiệm khách hàng ngành F&B. Trước đây, ngành này tập trung chủ yếu vào việc bán hàng, tiếp thị và cải thiện trải nghiệm người dùng trong quá trình phục vụ. Hiện nay, các doanh nghiệp F&B đã nhanh chóng áp dụng công nghệ, công cụ và nền tảng số để tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và tăng cường hiệu quả hoạt động.