Hệ Thống CMS Là Gì? Các CMS Phổ Biến Nhất Hiện Nay.

🗣 Đăng bởi ㅤ|ㅤ👁 215 lượt xem
Hệ thống cms là gì? các cms phổ biến nhất hiện nay

Hệ thống CMS là gì? Có thể đây là khái niệm khá quen thuộc với các nhà quản trị Website. Nhưng để lựa chọn một hệ thống CMS phù hợp với mục đích là điều không hề dễ dàng. Chính vì thế, NATECH sẽ giúp các bạn hiểu được hệ thống CMS là gì? Các loại CMS phổ biến nhất trên thị trường hiện nay cũng như những tiêu chí để lựa chọn hệ thống CMS sao cho phù hợp. Cùng theo dõi bài viết này nhé.

Hệ thống CMS là gì?

Hệ thống CMS viết tắt của cụm từ Content Management System, hay còn được gọi là hệ quản trị nội dung (cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung) được sử dụng để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm đáp ứng mục đích xây dựng một hệ thống tài liệu và các loại nội dung khác một cách thống nhất.

CMS là gì?

Như bạn đã biết, nội dung là tất cả nhứng gì xuất hiện trên trang web của bạn. Nó có thể bao gồm tin tức, video, hình ảnh, tài liệu, danh mục… Chính vì thế, hệ thống CMS chính là nơi mà các nhà quản trị website có thể thay đổi, cập nhật, chỉnh sửa nội dung trên website. Hệ thống CMS sẽ hỗ trợ tốt tốt sẽ cho việc vận hành website mà không cần đến sự can thiệp quá nhiều từ các lập trình viên.

hệ thống cms là gì?
hệ thống cms là gì?

Với hệ thống CMS nâng cao, người dùng còn có thể phân loại, chỉnh sửa các danh mục, thay đổi, thiết kế giao diện hiển thị của Website và nhứng thiết lập phức tạp khác. Ngoài ra, Hệ thống CMS còn có thể được gọi với một cái tên khác là quản lý nội dung web (web content management).

Hệ thống CMS giúp tiết kiệm chi phí bảo trì, vận hành và thời gian. Hiện nay, các hệ thống CMS được sử dụng rất phổ biến và rộng bởi sự tiện lợi, dễ sử dụng nhờ đó có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí cho việc thiết lập, xây dựng và duy trì website.

Tham khảo thêm:

Tốc Độ Tải Trang Website Là Gì? Tại Sao Tốc Độ Tải Trang Lại Quan Trọng?

Lỗi 404 Not Found Là Gì? 404 Ảnh Hưởng Đến SEO Thế Nào?

Lazy Loading Là Gì? Vì Sao Nên Sử dụng Lazy Loading Trong Thiết Kế Websie.

Hệ thống CMS hoạt động như thế nào?

Để cung cấp cho bạn cái nhìn trực quan nhất về hệ thống quản trị nội dung. NATECH sẽ đưa bạn đến với một nền tảng rất phổ biến đó là Wordpress. Chắc hẳn những người quản trị website hay các lập trình viên đều rất quen thuộc với WordPress, đây là một ví dụ rất điển hình cho hệ thống quản trị nội dung.

hệ thống cms là gì?
hệ thống cms hoạt động như thế nào?

Nhờ có hệ thống quản lý nội dung, bạn không cần phải quá rành về ngôn ngữ lập trình để có thể xây dựng nên một website. Bản có thể tưởng tượng rằng khi sử dụng hệ thống CMS, nó giống như khi bạn viết nội dung trên Microsoft Word vậy. Khá đơn giản đúng không nào?

Cách bạn tạo nội dung với hệ thống quản lý nội dung WordPress

Tương tự, để tải lên và quản lý phương tiện hình ảnh bạn chỉ cần duyệt thư viện phương tiện. Thay vì cần thực sự tương tác trực tiếp với máy chủ web của mình. Mặc dù vậy, hệ thống quản lý nội dung không chỉ là giao diện quản lý phụ trợ. Nó cũng làm cho tất cả nội dung mà bạn tạo hiển thị cho người dùng truy cập của bạn chính xác như bạn muốn.

Điều gì tạo nên một hệ thống quản lý nội dung?

Nói về cấp độ kỹ thuật hơn thì một hệ thống CMS được cấu thành từ hai phần cốt lõi:

  • Content management application (CMA) – Ứng dụng quản trị nội dung, Đây là thành phần sẽ giúp cho bạn thêm và quản lý nội dung trên trang web của mình.
  • Content delivery application (CDA) – Ứng dụng phân phối nội dung, Đây là quá trình hậu trường, lấy nội dung bạn nhập vào CMA, lưu trữ đúng cách và hiển thị cho khách truy cập của bạn.

Hại hệ thống này sẽ tương tác qua lại với nhau, nó sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý và duy trì trang web của mình.

Khi tiến hành xây dựng một trang web, người dùng phải thực hiện 2 bước:

  • Xây dựng giao diện bên ngoài (front-end).
  • Quản lý hệ thống bên trong (back-end).

Đây là 2 bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng một website cơ bản dựa trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như PHP, HTML, CSS và JavaScript…

Nhưng với hệ thống CMS thì công việc lại trở nên đơn giản hơn trước rất nhiều, với giao diện trực quan ngay trên trình duyệt. Bạn có thể thực hiện mọi thứ có thể ngay trên màn hình giao diện quản lý mà không cần phải viết code hoặc truy cập vào server.

Chức năng chính của hệ thống CMS

Hệ thống CMS giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành và duy trì một trang web bởi nó hỗ trợ những chức năng rất quan trọng:

  • Tạo và xuất bản nội dung.
  • Lưu trữ nội dung.
  • Chỉnh sửa nội dung.
  • Chia sẻ nội dung.
  • Phân quyền và quản lý người dùng.
  • Tìm kiếm nội dung.
  • Tùy biến giao diện Website.
  • Quản lý hình ảnh, video và các đường liên kết (URL).

Lợi ích của việc sử dụng hệ thống CMS

Hệ thống CMS mang lại rất nhiều lợi ích cho bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào. Và nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đó với những lợi ích được kể đến như:

Hệ thống CMS giúp marketing hiệu quả

CMS giúp cho các doanh nghiệp hay các nhà kinh doanh trên nền tảng Internet trở thành một kênh marketing hiệu quả. Thông qua CMS, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện hoạt động tiếp thị, phát triển nội dung, SEO, Google Ads…Nhờ đó có thể tiếp cận được người dùng một cách hiệu quả thông qua nền tảng internet.

Cập nhật và chỉnh sửa nội dung

Cho đến thời điểm hiện tại, Content Marketing vẫn luôn giữ vai trò cực ký quan trọng. Nội dung là điều giúp cho doanh nghiệp khác biệt trên thị trường và là hình thức cực kỳ phổ biến để tiếp cận đến khách hàng.

lợi ích của hệ thống cms là gì?
lợi ích của hệ thống cms

Với hệ thống CMS, bạn có thể dễ dàng tạo, chỉnh sửa, xây dựng nội dung phù hợp. Cho phép quản lý và phân quyền để nhiều người có thể tạo và chỉnh sửa nội dung trên website của bạn. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, nhân sự cho doanh nghiệp.

Đảm bảo & duy trì tính nhất quán cho doanh nghiệp

Ngoài ra, hệ thống CMS còn cho phép nhiều người khác nhau cùng chỉnh sửa trên cùng một giao diện. Điều này không chỉ giúp cho hệ thống quản lý của doanh nghiệp được duy trì một cách nhất quán hơn mà còn tiết kiệm không ít thời gian, chi phí và nhân lực.

Phân loại hệ thống CMS – Hệ quản trị nội dung

Thông thường, hệ thống CMS sẽ được chia làm 3 hình thức sau:

  • CMS mã nguồn mở (Open Source).
  • CMS tự code, Framework.
  • CMS được dựng sẵn, mất phí

Sau đây, hãy cùng NATECH tìm hiểu kỹ hơn về các loại CMS này nhé.

CMS mã nguồn mở (Open Source)

CMS open source là gì? CMS open source là hệ quản trị nội dung phổ biến nhất và dễ sử dụng nhất. Hiện nay, rất nhiều hệ thông CMS mã nguồn mở như WordPress, Joomla. Drupal, Magento, Shopify…

Các CMS này có đặc điểm là chỉ cần cài đặt lên trên server (phổ biến là Hosting, VPS…). Và chỉ cần thực hiện các tính năng của nó như: Quản lý tài khoản, quản lý bài viết, chỉnh sửa trang, phát triển nội dung…

CMS tự code, Framework

Với loại CMS này thì sẽ yêu cầu cao hơn về khả năng lập trình của bạn. Nhưng đổi lại bạn sẽ có được một CMS theo ý muốn của bản thân mình và có thể tùy biến linh hoạt hơn, và bạn sẽ không bị giới hạn khả năng sáng tạo. Nếu bạn tạo CMS bằng Framework, hiểu biết về trải nghiệm người dùng là khác nhau. Cho nên giao diện có thể thân thiện với người dùng hoặc không.

CMS được dựng sẵn, mất phí

Một loại CMS khác là CMS dựng sẵn. Đối với hệ thống này thì người dùng cần bỏ tiền ra để mua bản quyền để duy trì hệ thống và support cho bạn. Bạn không cần phải quá lo về vấn đề vận hành và lỗi vì bên cung cấp sẽ đảm nhiệm vai trò đó. Hệ thống này sẽ hoạt động ổn định hơn.

Các hệ thống CMS phổ biến hiện nay

các hệ thống cms phổ biến nhất hiện nay
các hệ thống cms phổ biến nhất hiện nay

1. Hệ thống quản trị nội dung WordPress

WordPress là hệ thống quản trị nội dung tốt nhất hiện nay và được và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. WordPress được phát triển trên nền của ngôn ngư x lập trình PHP và được sử dụng phổ biến trong các đa số các lĩnh vực kinh doanh như: Bất động sản, thời trang, nhà hàng, dịch vụ…

Một điều quan trọng là bạn bạn không bị nhầm lẫn giữa WordPress.com và WordPress.org. WordPress.org là hệ thống CMS mã nguồn mở miến phí để thiết kế để viết blog. Nhưng tới thời điểm hiện tại, nó được ứng dụng phổ biến nhất để xây dựng các tyrang web thương mại điện tử. Còn WordPress.com là một nền tảng để lưu trữ Blog.

hệ thống cms wordpress
hệ thống cms wordpress

Ưu điểm của hệ thống CMS WordPress

  • WordPress đem đến sự linh hoạt để xây dựng bất kỳ thể loại trang web nào.
  • Không yêu cầu bất bạn phải có kỹ năng hay kiến thức lập trình.
  • Bạn có thể kiếm tiền trực tiếp ngay chính website của mình bằng một số hình thức như Guest Post, Google Adsense…
  • WordPress cung cấp rất nhiều theme và Plug bao gồm cả trả phí vfa miễn phí. Những thứ này cho phép bạn thiết lập thêm rất nhiều những tính năng bổ sung cực kỳ hữu ích vào trang web của mình, như form liên hệ, slide, thư viện ảnh…
  • WordPress là hệ thống CMS được thiết kế tối ưu nhất cho công cụ tìm kiếm (SEO). Cũng chính vì lý do này mà nó trở thành nền tảng phổ biến nhất.
  • Tích hợp nhiều Plugin để hỗ trợ cho việc tối ưu SEO.
  • Chính vì là nền tảng phổ biến nhất nên cộng đồng sử dụng WordPress cũng vô cùng đông đảo. Bạn có thể trao đổi và học hỏi nhiều kiến thưc và kinh nghiệm.
  • WordPress còn cho phép bạn tải xuống nhiều nội dung quan trọng mà bạn muốn lưu trữ để sử dụng trong tương lại

Nhược điểm

  • Bạn sẽ cần thiết lập Web Hosting để lưu trữ và tên miền của mình, đồng thời bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý những thứ như bảo mật và sao lưu. Nhưng hầu hết khi mua hosting bạn sẽ được hỗ trợ từ nhà cung cấp.
  • Tuy là nền tảng được sử dụng phổ biến nhât nhưng wordpress lại có một điểm yếu là bảo mật vô cùng yếu, chính vì thế có một số người dùng đã rời bỏ vì nó dễ dàng bị tấn công.

2. CMS Joomla

Joomla là một hệ thống CMS mã nguồn mở miễn phí đi kèm với rất nhiều mẫu và tiện ích mở rộng khác nhau. Joomla sử dụng miễn phí, nhưng bạn sẽ cần có hosting để lưu trữ và tên miền Joomla được ứng dụng nhiều nhất trong việc xây dựng các diễn đàn và các kênh Forum.

hệ thống cms joomla
hệ thống cms joomla

Ưu điểm

  • Joomla cung cấp cho bạn rất nhiều tùy chọn khác nhau. Tương tự như WordPress, nó cũng cung cấp cho bạn rất nhiều những mẫu giao diện để giúp cho bạn có thể nhanh chóng xây dựng nên một website.
  • Joomla đặc biệt hữu ích cho các nhà quản trị websote, bạn vẫn có thể dễ dàng sử dụng nó ngay cả khi bạn không quá rành về lập trình.
  • Giống như WordPress, Joomla là mã nguồn mở và có rất nhiều hỗ trợ từ cộng đồng nếu bạn gặp khó khăn.

Nhược điểm

  • Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận rằng, hệ thống quản trị của Joomla rất phức tạp và khá là khó khăn trong việc sử dụng.
  • Nếu bạn đã quá quen với WordPress, Thì Joomla sẽ khiến bạn thất vọng khi không có tích hợp sẵn các Plugin để sử dựng và cài đặt các chức năng phức tạp.
  • Một điểm nữa là về khả năng tương thích của Joomla nếu bạn đã cài đặt nhiều tiện ích mở rộng và mô-đun khác nhau.

3. CMS HubSpot

Hệ thống CMS Hubspot là một hệ thống quản lý nội dung được tích hợp đầy đủ và được thiết kế phù hợp cho các nhà tiếp thị và chủ doanh ngiệp.

Do được xây dựng trên nền tảng CRM của HubSpot, nó được tích hợp nhiều loại công cụ tự động hóa tiếp thị, hoạt động, bán hàng và dịch vụ. CMS HubSpot là một giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp đang phát triển cũng như các doanh nghiệp lớn đang tìm kiếm một hệ thống tất cả trong một để quản lý trang web của họ.

hệ thống cms Hubspot
hệ thống cms Hubspot

Ưu điểm

  • Trình tạo trang web của Hubspot khá là trực quan về dễ sử dụng khi tích hợp trình chỉnh sửa kéo và thả, các công cụ hỗ trợ SEO tích hợp. Tất cả đều hỗ trợ khá tốt cho việc xây dựng, quản lý và duy trì website.
  • Một điểm nổi bật của Hubspot là nó tích hợp các tính năng nội dung thông minh giúp cho việc cá nhân hóa trang web của bạn cho những khách truy cập cụ thể và từ đó có thể phân khúc khách hàng.
  • Hệ thống CMS Hub đi kèm với các tính năng bảo mật tích hợp – bao gồm CDN trên toàn cầu và tường lửa ứng dụng web (WAF) cùng với đội ngũ bảo mật chuyên nghiệp để giữ cho trang web của bạn an toàn trước các cuộc tấn công DDoS, tin tặc và các hình thức tấn công khác.
  • Một điểm khá nổi bật HubSpot tích các công cụ tiếp thị qua email và CRM bán hàng của họ, vì vậy bạn có thể hợp lý hóa quy trình hoạt động của mình.

Nhược điểm

  • Hubspot không cung cấp phiên bản miễn mà bạn phải trả phí để có thể sử dụng, tuy nhiên họ cho khách hàng phiên bản dùng thử miễn phí để khách hàng trải nghiệm trước khi quyết định sử dụng.
  • Tuy có thể dễ dàng tích hợp với WordPress và WooCommerce, tuy nhiên HubSpot CMS không phù hợp với các trang web thương mại điện tử. .

4. CMS Drupal

Một hệ thống CMS khác mà bạn cần biết đến đó là Drupal. Tuy nó không được sử dụng phổ biến như WordPress nhưng nó được sử dụng cho những trang web lớn mang tính chất toàn cầu như trang The Economist và một số trang của trường đại học.

Drupal đặc biệt tốt nếu bạn đang hướng tới việc xây dựng nên một trang web mang tịn chất bảo mật cao và được tùy chỉnh cao cần xử lý nhiều dữ liệu.

hệ thống cms Drupal
hệ thống cms Drupal

Ưu điểm:

  • Dễ dàng để có thể tùy chỉnh nội dung trông Dropal với nhiều tùy chọn
  • Tương tự như việc sử dụng Plugin trong Worspress, nó sẽ có rất nhiều module khác nhau có sẵn mà bạn có thể thêm vào trang web của mình để sử dụng được những tính năng mở rộng.
  • Tuy không phổ biến như Joomla hay WordPress nhưng bạn cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng người sử dụng Drupal một cách tốt nhất.
  • Bạn có thể tạo các vai trò mới và chỉ định quyền của người dùng nhờ vào việc quản lý, phân quyền người dùng dễ dàng.

Nhược điểm

  • Với Drupal, nó chắc chắn không thân thiện và trực quan với nhưngc người mới bắt đầu như WordPress, có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm ra cách thay đổi giao diện trang web của bạn hoặc bổ sung thêm các tính năng mở rộng.
  • Hầu hết các trang web được xây dựng trên nền Drupal đều được thuê các nhà phát triển bên ngoài để xây dựng thay vì tự xây dựng, bởi đây là một nên tảng chỉnh sửa nâng cao.

5. CMS Shopify

Shopify là hệ thống CMS tích hợp rất nhiều trong một nền tảng. không giống như các hệ thống CMS khác bạn cần phải có Hosting để lưu trữ website, Với Shopify, bạn sẽ không cần phải sử dụng dịch vụ lưu trữ hay cài đặt bất kỳ phần mềm nào hoặc quản lý những thứ như cập nhật và các bản sao lưu.

Với giao diện trực quan bằng giao diện kéo và thả đơn giản. Nó sẽ hỗ trợ rất tốt cho hoạt động bán hàng tại cửa hàng.

hệ thống cms Shopify
hệ thống cms Shopify

 

Ưu điểm:

  • Shopify đem đến đa dạng giải pháp thanh toán thông qua Shopify, Shopify Payments. Bên canh đó PayPal cũng được tích hợp như một trong những nhà cung cấp thanh toán mặc định của Shopify.
  • Có rất nhiều tiện ích mở rộng và chủ đề được tích hợp sẵn cho Shopify. Bạn có thể mua các ứng dụng Shopify của bên thứ ba cho phép bạn thêm tất cả các loại tính năng vào cửa hàng trực tuyến của mình.
  • Bạn không cần phải nâng cấp nếu bạn kiếm được hơn một số tiền nhất định từ doanh số bán hàng, giống như bạn làm với BigCommerce.
  • Shopify có đội ngũ hỗ trợ 24/7 thông qua trò chuyện việc trực tiếp, email, điện thoại và hay thậm chí cả Twitter.

Nhược điểm:

  • Chi phí cho việc xây dựng website trên nền thảng CMS Shopify có thể khá cao, đặc biệt nếu bạn muốn tích hợp nhiều ứng dụng của bên thứ ba vào cửa hàng của mình.
  • Tuy nhiên nếu bạn muốn bổ sung thêm các chức năng không có sẵn: trên Shopify sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều so với các hệ thống CMS khác.

6. CMS Magento

Magento chắc hẳn là một nền tảng không còn xa lạ với các nhà lập trình, đây là một nền tảng quản trị nội dung mạnh mẽ và đứng sau nó là gã khổng lồ công ty phần mềm khổng lồ Adobe. Magento cung cấp một phiên bản miễn phí và bạn có thể tải xuống và cài đặt trên tài khoản lưu trữ web của riêng mình, được gọi là mã nguồn mở Magento.

hệ thống cms magento
hệ thống cms magento

Ưu điểm:

  • Magento có khả năng tùy biến cao, với rất nhiều tiện ích mở rộng của bên thứ ba có sẵn mà bạn có thể sử dụng để thêm các tính năng bổ sung.
  • Magento cho phép doanh nghiệp của bạn phát triển dễ dàng mà trang web của bạn không bị chậm lại, bạn có thể xử lý rất nhiều sản phẩm và khách hàng.
  • Magento tuy không được sử dụng rộng rãi nhưng nó thực sự đang được sử dụng cho các ông lớn trong đó Coca Coal, Nike và Ford.
  • Về khả năng thanh toán thì Magento cũng đi kèm với một số tùy chọn như PayPal, thanh toán tiền mặt khi giao hàng và chuyển khoản ngân hàng được tích hợp sẵn.

Nhược điểm:

  • Nếu là một người mới thì Magento sẽ là một thách thức lớn với bạn bởi đây cũng là một nền tảng quản trị nâng cao và khó sử dụng.
  • Chi phí chi trả cho việc xây dựng một trang web trên nên Magento cũng khá cao, cũng như việc tìm kiếm các các nhà phát triển cho các dự án Magento cũng khá khó khăn.
  • Việc hỗ trợ Magento cũng có thể khác nhau khi dựa vào các diễn đàn trực tuyến để được trợ giúp.

7. CMS DotNetNuke

DotNetNuke là một hệ thống quản trị nội dung miễn phí được viết dựa trên ngôn ngữ lập trình VB.NET. Tuy nhiên, các lập trình viên đã bắt đầu chuyển DotNetNuke core trên nền C#. Đây là một hệ thống mã nguồn mở, tùy biến dựa trên modulr và skin. DotNetNuke có thể được sử dụng để tạo các trang web cộng đồng một cách dễ dàng và nhanh chóng.

hệ thống cms DotNetNuke
hệ thống cms DotNetNuke

Ưu điểm:

  • Kiểm soát chi tiết phần cài đặt quyền
  • Hệ thống cổng thông tin không giới hạn.
  • Quản lý và vận hành trang dễ dàng
  • Giao diện trực quan và dễ sử dụng.

Nhược điểm:

Một điểm ở CMS này là tất cả các lập trình viên đều phải tuân thủ đầy đủ các quy định cũng như tiêu chuẩn để có thể được phép bán hàng trong nền tảng DotNetNuke.

8. CMS Wix

hệ thống cms wix
hệ thống cms wix

Hệ thống CMS Wix hiện sở hữu 2,4% thị phần và chiếm 1,4% tổng số trang web trên thế giới. Đây là một nên tảng xây dựng trang web miễn phí nhưng họ cũng cung cấp thêm nhiều gói trả phí linh hoạt tùy vào nhu cầu sử dụng của người dùng. Nói cách khác, đối với các trang web không yêu cầu quá cao về tính năng thì bạn chỉ cần đến phiên bản miễn phí. Mặc dù, bị giới hạn về mặt tính năng nhưng gói này vẫn cung cấp rất nhiều những tùy chọn tùy chỉnh.

9. CMS Mambo

hệ thống cms mambo
hệ thống cms mambo

Hệ thống Mambo (còn có tên khác là Mambo Open Source hoặc MOS) là một hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở cho phép người dung tạo và quản lý các website thông qua một giao diện web trực quan đơn giản. Nó cuốn hút được nhiều người dùng nhờ khả năng dễ dàng quản lý và sử dụng. Mambo cũng bao gồm những đặc tính tiên tiến như kỹ thuật chuyển đổi giao diện, và kỹ thuật API mạnh mẽ, nó cũng tự động hóa nhiều tác vụ như cung cấp RSS feed, lập chỉ mục, phiên bản dành cho in ấn,  blog tin nhanh, diễn đàn, tìm kiếm, bình chọn, lịch biểu, hỗ trợ đa ngôn ngữ và những khả năng khác.

Những loại trang web nào bạn có thể xây dựng với các hệ thống CMS?

Hầu hết các hệ thống quản lý nội dung (CMS) hiện nay khá linh hoạt. Mặc dù có một số nền tảng sẽ phù hợp hơn với từng loại trang web cụ thể nhưng hầu hết các hệ thống quản lý nội dung này đều có thể được sử dụng để tạo ra bất kỳ loại trang web nào.

Dưới đây là các loại trang web phù hợp khi sử dụng hệ thồng CMS để xây dựng.

  • Static websites – Trang web tĩnh.
  • Blog.
  • Ecommerce – cửa hàng thương mại điện tử.
  • Forums – Diễn đàn.
  • Social networks – Mạng xã hội.
  • Online courses – Các khóa học trực tuyến.
  • Membership sites – Trang web thành viên.
  • Portfolios – Danh mục đầu tư.
  • Một số loại khác…

Nền tảng tốt nhất CMS là gì?

Chắc hẳn tất cả người dùng đều có chung một thắc mắc. Hệ thống CMS nào tốt nhất? Tuy nhiên thật khó để đưa ra một lập luận thực tế cho một hệ thống quản lý nội dung là tốt nhất trong mọi tình huống, bởi mỗi nền tảng sẽ có thế mạnh riêng và sẽ phù hợp với từng mục đích sử dụng.

Tuy nhiên, Nếu đánh gia tổng thể giữa các nền thảng và dựa trên những con số thì sẽ có nhưng lý do khiến WordPress có thị phần lớn nhất trong các hệ thống quản lý nội dung. Nó phù hợp với hầu hết các loại trang web, cung cấp giải pháp thân thiện, linh hoạt và phù hợp nhất với tất cả người dùng. Nó không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất, nhưng nó là lựa chọn phù hợp và tối ưu trải nghiệm của người dùng.

Cách xây dựng trang web với hệ thống quản trị nội dung

Thiết kế website là một quy trình thông nhất, bạn phải thực hiện đầy đủ các bước để có được một trang web của riêng mình với một hệ thống quản trị nội dung? Thông thường, quy trình thiết kế websitte sẽ bao gồm:

  • Mua web hosting và Domain.
  • Lựa chọn và cài đặt hệ thống quản lý nội dung trên máy chủ
  • Định cấu hình hệ thống quản lý nội dung để xác định trang web của bạn.
  • Bắt đầu viết nội dung bằng giao diện của hệ thống quản lý nội dung.

Cách chọn hệ thống CMS phù hợp cho trang web

Để chọn được một CMS phù hợp, dưới đây là những yếu tố bạn cần quan tâm:

Đơn giản và Dễ sử dụng

Trước khi quyết định lựa chọn nên sử dụng loại CMS nào bạn cần phải quan tâm đến nên tảng đấy có thể dễ dang quản lý và sử dụng hay không? Điều này đồng nghĩa với là việc lựa chọn nền tảng có khả năng kéo thả, nhờ đó có thể dễ dàng thêm vào các phần tử khác nhau trên các trang của mình.

Nhiều mẫu thiết kế tùy chỉnh

Hệ thống CMS sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều mẫu thiết kế trang web có sẵn để bạn lựa chọn. Nó cũng sẽ cho phép bạn dễ dàng chỉnh sửa và tùy biến bản thiết kế theo ý thích của mình mà không cần phải biết code.

cách lựa chọn hệ thống cms phù hợp
cách lựa chọn hệ thống cms phù hợp

Khả năng di chuyển dữ liệu

Khả năng trích xuất và di chuyển dữ liệu cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Một hệ thống CMS tuyệt vời phái đảm bảo được khả năng này.

Tiện ích mở rộng và bổ trợ

Không phải tất cả các website đều giống nhau. Đó cũng là lý do vì sao không thể có bất kỳ hệ thống CMS nào đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của một trang web.

Chính vì thế, yêu cầu về khả năng hỗ trợ các tiện ích mở rộng cũng quyết định đến việc lựa chọn nền tảng nào cho phù hợp. Đó là những phần mềm riêng biệt mà bạn có thể cài đặt vào hệ thống CMS của mình để mở rộng các tính năng của nó và thêm những phần mềm mới khi cần thiết.

Trợ giúp và các tùy chọn hỗ trợ

Mặc dù các hệ thống CMS nhằm mục đích làm cho việc xây dựng một trang web đơn giản nhất có thể, tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn sẽ gặp phải những vấn đề. Chính vì thế, việc tìm kiếm những trợ giúp sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của chính bạn.

Một số nhà cung cấp CMS sẽ có hệ thống FAQ và nhóm dịch vụ khách hàng phản hồi chậm một cách đáng kinh ngạc. Bênh cạnh đó cũng có những nhà cung cấp có một cộng đồng hỗ trợ đủ lớn có thể giúp bạn bất cứ lúc nào trong ngày hoặc đêm.

Giá cả

Đa số các hệ thống quản trị CMS hiện nay là miễn phí. Nhưng cũng có những nền tảng mà bạn phải trả phí hàng tháng hàng tháng khí sử dụng. Ngay cả với các hệ thống CMS miễn phí, bạn thường phải trả tiền cho các tiện ích mở rộng, thiết kế và dịch vụ lưu trữ web của bên thứ ba.

Cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt về giá cả trước khi bạn chọn CMS của mình, để bạn không gặp phải bất kỳ bất ngờ khó chịu nào. Với những điều này, chúng ta hãy xem xét các hệ thống CMS tốt nhất để lựa chọn.

Lời kết

Hy vọng bài viết về này sẽ giúp bạn có nhiều thông tin về các nền tảng quản trị CMS để giúp cho bạn lựa chọn cho mình CMS phù hợp để phát triển một cách tối ưu nhất từ đó hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh

Tham khảo thêm:

Chứng chỉ SSL Là gì? Tại Sao SSL Lại Quan Trọng Trong Thiết Kế Website

Bật Mí: 10 Nguyên Tắc Thiết Kế Website Chuẩn UX/UI

Chào ! Bạn thấy nội dung này thế nào?
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận